20/09/2021
Đại dịch COVID-19 vẫn chưa ngừng gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu. Những dữ liệu mới nhất từ Mỹ cho đến Trung Quốc và Đức đều cho thấy nền kinh tế đang suy giảm.
Xem thêm...
Đại dịch COVID-19 vẫn chưa ngừng gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu. Những dữ liệu mới nhất từ Mỹ cho đến Trung Quốc và Đức đều cho thấy nền kinh tế đang suy giảm.
Giá cả ở Đức trong tháng 8 vừa qua đã tăng mạnh, lên mức cao nhất trong 28 năm qua, trong đó giá xăng dầu và thực phẩm đều tăng mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đây chỉ là hiện tượng tạm thời và mức lạm phát sẽ giảm vào năm tới.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã kết thúc kỳ họp tháng 9 với những động thái mới. Theo đó, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurzone) sau những tín hiệu tích cực từ các lĩnh vực kinh tế của khối, từ đó quyết định giảm tốc độ mua trái phiếu chính phủ để dần đưa thị trường cân bằng trở lại. Động thái này lập tức đẩy Euro tăng lên. Theo đó, EUR tăng 0,11% so với USD vào cuối phiên 09/9, lên 1,1828 USD.
Một báo cáo công bố ngày 08/9/2021 cho thấy, Trung Quốc đã giành lại vị trí dẫn đầu thế giới về đầu tư vào thiết bị sản xuất chip trong quý II/2021, giữa bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.
Các chương trình đảm bảo giá của chính phủ Thái Lan giúp nông dân vẫn có thể bán sản phẩm với giá được đảm bảo dù có những vấn đề khi giá giảm mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hoạt động tuyển dụng tháng 8 trong khu vực tư nhân của Mỹ ghi nhận mức tăng, trong khi nhiều công ty lại thiếu nhân viên và khó khăn trong việc tuyển dụng.
Theo các nhà phân tích, giá container vận chuyển tại nước này tiếp tục tăng trong thời gian tới, trong bối cảnh nhu cầu thương mại toàn cầu tăng mạnh.
Chỉ số giá tiêu dùng sơ bộ của Eurozone tăng 3% trong tháng 8, có thể là mức cao nhất của thập niên qua nếu được xác nhận chính thức.
Dữ liệu vệ tinh của Đại học Maryland, Hoa Kỳ cho thấy có sự gia tăng đáng kể trong việc phát quang rừng ở các khu vực phía bắc vùng Tanintharyi thuộc miền nam Myanmar, bao gồm cả khu vực đang được bảo vệ.
Đến tối muộn ngày 28/8/2021, 44 tàu container phải thả neo ở vùng nước gần đó và mòn mỏi chờ đợi để có được 1 chỗ bốc dỡ hàng tại cảng Los Angeles – Long Beach, bang California.
Nếu được thông qua, Đặc khu kinh tế Tam giác mới sẽ nằm ở huyện Nhot-ou ở tỉnh Phongsaly của Lào, nơi có đường biên giới chung với Trung Quốc và Việt Nam.
Ngày 24/8/2021, Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch chi tiêu trị giá 3,5 nghìn tỷ USD của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden. Đây là một phần trong gói kế hoạch tổng thể lên tới 4,5 nghìn tỷ USD nhằm thúc đẩy nền kinh tế Mỹ trong thập niên tới.
Bến Meishan tại cảng Ningbo-Zhoushan đã mở cửa trở lại hôm 25/8/2021, sau 2 tuần ngừng hoạt động khiến các tuyến vận tải châu Á khó khăn hơn.
Mới chỉ đi vào hoạt động hơn 1 tháng qua, nhưng sàn giao dịch các-bon của Trung Quốc, với quy mô lớn nhất thế giới, đã mang đến nhiều tín hiệu khả quan.
Đại dịch COVID-19 bùng phát khắp Đông Nam Á đã gây ra làn sóng cắt giảm sản xuất tại các nhà cung cấp phụ tùng, khiến các nhà máy sản xuất ô tô phải ngừng hoặc cắt giảm hoạt động sản xuất xe.
Theo Báo cáo Tăng cường Chuyển đổi Năng lượng của ASEAN, Hội đồng Kinh doanh EU – ASEAN kêu gọi hành động nhanh hơn về chuyển đổi năng lượng tại ASEAN theo hướng đẩy mạnh các cải tiến về phương thức và chính sách tài chính.
Cuộc khủng hoảng chất bán dẫn toàn cầu có thể khiến sản lượng ô tô thế giới giảm tới 7,1 triệu chiếc trong năm nay, thậm chí sự gián đoạn nguồn cung do COVID-19 có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới ngành sản xuất xe hơi trong năm tới.
Campuchia đang trên đà đạt mức tăng trưởng GDP hơn 6% trong năm tới nhờ thực hiện việc tiêm vaccine COVID-19 một cách nhanh chóng và có chiến lược tốt, theo báo cáo từ một công ty tư vấn đầu tư.
Đồng USD trên thị trường quốc tế đã tăng liên tiếp 2 phiên vừa qua, sáng ngày 18/8/2021 tiếp tục vững ở mức cao do nhu cầu mạnh từ các nhà đầu tư đối với tài sản an toàn, trong tâm lý lo lắng về tình hình ở Afghanistan, nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại và sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta khiến nhiều nơi trên thế giới phải đóng cửa trở lại.
Nỗ lực tiêm vaccine nhanh chóng và sự hỗ trợ liên tục của các Chính phủ đã khiến kinh tế châu Âu vượt qua khó khăn, tăng trưởng tích cực trở lại trong quý II/2021.