22/05/2022
Xem thêm...
Ứng dụng cơ giới hóa được xem là yếu tố “sống còn” trong việc thực hiện mục tiêu chung của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khoảng 1.500 ha tại huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum do Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray quản lý sẽ được kiểm tra, thu hồi và bồi thường do không phù hợp để trồng cao su.
Hàng năm, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổ chức thực hiện và phát hành Danh bạ Doanh nghiệp Cao su Việt Nam để góp phần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của Hội viên, doanh nghiệp ngành cao su đến khách hàng và đối tác tiềm năng, đồng thời, cập nhật thông tin về hoạt động Hiệp hội và sự phát triển của ngành cao su Việt Nam. Ấn phẩm này đã được Hội viên và doanh nghiệp trong ngoài nước đánh giá cao và được đón nhận nồng nhiệt tại các sự kiện của Hiệp hội.
Sáng 26/4/2022, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công đoàn Cao su Việt Nam khai mạc “Tháng công nhân” và trao danh hiệu “Công nhân Cao su Việt Nam ưu tú” năm 2022; đồng thời, phát động chiến dịch thi đua hoàn thành chỉ tiêu có 30.000 sáng kiến trong “Tháng công nhân”.
Việc phát triển cây cao su tại miền núi phía Bắc (MNPB) gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng không thuận lợi. Do đó, năng suất vườn cây không đạt được ở mức cao so với các đơn vị khu vực trồng cao su truyền thống khác. Tuy nhiên, những năm gần đây nhờ thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý và thâm canh, chăm sóc vườn cây, năng suất có xu hướng dần tăng lên.
Dưới tán lá non, những lao động mới tuyển dụng đang ra sức rèn luyện tay nghề. Những dãy nhà tập thể được dựng lên phục vụ hàng trăm lao động mới…tất cả đã tạo nên một bức tranh sống động về 1 niên vụ mới sắp bắt đầu giữa cái nắng gay gắt nơi vùng biên giới huyện Ia H’drai.
Cũng như những ngành nghề khác, các đơn vị sản xuất và chế biến gỗ trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã xây dựng nhiều giải pháp phục hồi sau đại dịch để tăng sức cạnh tranh với thị trường, sản phẩm gỗ trong và ngoài nước. Tiềm năng tăng trưởng của ngành gỗ được xác định vẫn còn nhiều. Do vậy, VRG tiếp tục tăng cường đầu tư cho hoạt động sản xuất ngành gỗ trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Sau thời gian “dưỡng sức”, cây cao su đã và đang vươn mình với bộ lá tràn đầy sức sống và sẵn sàng cho những dòng nhựa trắng tinh khôi. Đó cũng là mong chờ của công nhân cao su, người gắn bó gần như ruột thịt với cây, ngày đêm ân cần chăm cây, cây đền đáp bằng “quả ngọt”.
Theo mục tiêu mà Chính phủ đề ra, các ngành cần nâng cao giá trị hàng hóa để xuất khẩu tăng trưởng bền vững hàng năm ở mức 6 –7%.
Theo Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030, gỗ cao su cần đạt được 7 – 8 triệu m3/năm từ diện tích cây cao su thanh lý trên khoảng 25.000 – 30.000 ha/năm để cung cấp gỗ lớn, đóng góp khoảng 18 – 20% nhu cầu nguyên liệu gỗ của Việt Nam.
Những năm gần đây, Câu lạc bộ (CLB) 2 tấn/ha của Tập đoàn Công nhiệp Cao su Việt Nam(VRG) ghi nhận thêm nhiều đơn vị gia nhập là những đơn vị đạt năng suất 2 tấn/ha chỉ sau vài năm khi đưa vườn cây vào khai thác ở khu vực Lào và Campuchia. Có thể kể đến những điển hình như Cao su Việt Lào, Cao su Bà Rịa Kampong Thom, Cao su Chư Sê Kampong Thom.
Cuộc họp lần thứ 33 của Nhóm công tác sản phẩm cao su (RBPWG) thuộc Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) và các sự kiện liên quan đã được tổ chức từ ngày 29 – 31/3/2022 theo hình thức trực tuyến.
Từ ngày những đồi trọc ở Tây Bắc được phủ xanh bằng cao su, đồng bào dân tộc Thái đã quen với công việc cạo mủ, cho thu nhập khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng.
Nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng cao su chế biển năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) yêu cầu các công ty cao su thành viên hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng; rà soát quy chế quản lý, bổ sung yêu cầu kiểm soát đảm bảo kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu, quá trình chế biến, thành phẩm, lưu trữ, xuất kho và đảm bảo chất lượng đến khách hàng tiêu thụ.
Ngày 06 – 07/4/2022, trong khuôn khổ dự án của Liên minh Sinh kế Xanh (GLA 2), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) đã cùng nhóm tư vấn thực hiện khảo sát tại Nông trường 19/8 và Nông trường Phú Xuân, thuộc Công ty CP Cao su Đắk Lắk (DAKRUCO).
Qua mỗi năm, Câu lạc bộ 2 tấn/ha của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) lại “đón” thêm nhiều thành viên mới là tập thể tổ, đội, nông trường và công ty có năng suất vườn cây cao. Tạp chí Cao su Việt Nam trích đăng những giải pháp tiêu biểu của một số đơn vị đã áp dụng khi thực hiện tái canh và chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản nhằm đảm bảo khi vườn cây đưa vào khai thác sẽ cho kết quả như kỳ vọng.
Lao động ổn định và chủ động thực hiện các giải pháp kỹ thuật, các công ty khu vực Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc về hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2022.
Tuy vậy nhiều khả năng lợi nhuận của Merufa bứt phá nhờ găng tay y tế – sản phẩm có nhu cầu tăng đột biến từ khi đại dịch bắt đầu.
Các hoạt động dựa vào sử dụng đất như lâm nghiệp và nông nghiệp, là trọng tâm để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals, SDGs). Những ngành này cũng rất dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.