Trong chương trình, ông Hoàng Thành từ Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam giới thiệu bối cảnh và lý do EU ban hành quy định EUDR. Qua đó, ông Thành cũng lưu ý việc sử dụng loại bản đồ không do EU quyết định mà do các cá nhân, tổ chức lựa chọn. Ngoài ra, các chương trình và hệ thống chứng chỉ là không bắt buộc và có thể sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho quá trình đánh giá rủi ro.
Ông Nguyễn Trung Kiên, đại diện từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường chia sẻ về một số nội dung đã triển khai trong Kế hoạch hành động thích ứng với EUDR của Bộ như kiện toàn nhóm công tác đối tác công tư; gửi thư cho Chủ tịch UBND các tỉnh có rừng đề nghị triển khai Kế hoạch, gặp gỡ với Cao ủy Môi trường và Tổng vụ Môi trường Hội đồng châu Âu (EC) để vận động hỗ trợ kỹ thuật; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật tuân thủ EUDR cho các ngành hàng gỗ, cà phê và cao su; tổ chức các cuộc họp kỹ thuật kết nối với Tổng vụ Môi trường và cơ quan kỹ thuật của EC và cơ quan nhập khẩu của Hà Lan; hợp tác với các dựán do EU đồng tài trợ và các dựán của các tổ chức khác.
.png)
Bên cạnh đó, ông Kiên chia sẻ về vướng mắc trong thích ứng EUDR bao gồm: Khác biệt giữa Việt Nam và EU về các định nghĩa kỹ thuật trong tuân thủ EUDR; Không đồng bộ trong các bản đồ mà EU và Việt Nam sử dụng để chứng minh tình trạng không có nạn phá rừng sau ngày 31/12/2020; cơ sở dữ liệu (CSDL) chưa cập nhật, thiếu thông tin, không đồng bộ. Ông chia sẻ thêm các hoạt động cần thúc đẩy trong thời gian tới, nổi bật bao gồm: Xây dựng mạng lưới đầu mối lãnh đạo và chuyên viên chuyên trách về EUDR tại các tỉnh có rừng; Rà soát, cập nhật CSDL về rừng và vùng trồng: bản đồđịa chính, bản đồ ranh giới rừng, thực trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp hàng năm; Tiếp tục xây dựng và phổ biến các tài liệu truyền thông về EUDR và duy trì đối thoại thường xuyên với EU về EUDR để vận động hỗ trợ kỹ thuật và xử lý các vướng mắc phát sinh.
Ông Bùi Đức Hào, Quản lý kỹ thuật Chương trình Cảnh Quan – IDH Việt Nam, chia sẻ về vai trò của các bên liên quan trong việc thực hiện EUDR. Việc thẩm định bao gồm 2 phần: Cung cấp các thông tin (chứng từ hải quan, hợp đồng, thông tin nhà cung ứng và vườn cây) và tuyên bố thẩm định về nội dung khai báo. Đơn vị trực tiếp thực hiện là doanh nghiệp hoặc đơn vịđược doanh nghiệp ủy quyền khai báo thông tin để nhập hoặc xuất sản phẩm qua các cửa hải quan thuộc các nước EU. Đơn vị liên quan trực tiếp với sản phẩm cần thẩm định là doanh nghiệp, nhà cung cấp sản phẩm cho đơn vị/doanh nghiệp trực tiếp thực hiện thẩm định. Ngoài ra, các bên liên quan khác là cơ quan quản lý nhà nước hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ (hợp tác, chia sẻ các thông tin cần thiết – theo đúng quy định pháp luật khi được tham vấn hoặc được đề nghị phối hợp thẩm định, kiểm tra).
Vai trò và trách nhiệm của từng bên trong việc khai báo, cụ thể là: Nông dân (khai báo theo hình thức gián tiếp): cung cấp thông tin vườn cây, cung cấp thông tin khi bán hàng (bắt buộc); Đại lý thu mua (hình thức gián tiếp): Danh sách nông dân bán hàng và thông tin vườn cây gắn với sản lượng hàng (bắt buộc), giấy phép kinh doanh; Nhà máy chế biến xuất khẩu (hình thức gián tiếp): Thông tin công ty, Danh sách nông dân bán hàng và thông tin vườn cây gắn với sản lượng hàng (bắt buộc), giấy phép kinh doanh; Đơn vị mua hàng cuối cùng (nhập khẩu) khai báo với EU (hình thức trực tiếp): Thông tin công ty, danh sách nông dân bán hàng và thông tin vườn cây gắn với sản lượng hàng, Báo cáo/ tuyên bố thẩm định (bắt buộc).
Ông Trần Lê Huy, đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, giới thiệu về một số giải pháp thích ứng EUDR đang được triển khai trong ngành gỗ, bao gồm thực thi Nghịđịnh 203, 120 và Thông tư 26, 21 về truy xuất nguồn gốc và phân loại doanh nghiệp; thành lập Tổ công tác EUDR để hỗ trợ doanh nghiệp; đang triển khai thíđiểm cấp mã số vùng trồng nguyên liệu gỗ tại 5 tỉnh phía Bắc: Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, và các tỉnh Bình Định, Gia Lai (trong đó cao su Chư Prông 1.000 ha), Đồng Nai, Cà Mau…
Bà Hoàng Thị Thu Hương, đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), giới thiệu Tài liệu hướng dẫn tuân thủ EUDR, tóm lược nội dung chính của yêu cầu EUDR cho từng nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, giới thiệu sơ lược vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan/tổ chức tuân thủ EUDR. Bà còn giới thiệu 4 bước thực hiện thẩm định, bao gồm thu thập dữ liệu và thông tin, đánh giá rủi ro, giảm thiểu rủi ro và tuyên bố thẩm định.
Về tiêu chí không gây mất rừng sau 31/12/2020, ông Trương Tất Đơ, đại diện Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ NN và MT), cho biết đang làm việc với EU để lấy biểu đồ rừng Việt Nam. Ngoài ra, ông giới thiệu Khung Hướng dẫn tạm thời thích ứng EUDR theo Quyết định 34/QĐ-LN-KH&HTQT ngày 27/02/2025. Ông Phùng Danh Huân, đại diện Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ NN và MT), khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu Hướng dẫn kỹ thuật tạm thời cho ngành cà phê và cao su. Ông lưu ý hệ thống truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng đầy đủ dữ liệu, chỉ cung cấp cơ sở dữ liệu vùng trồng và thông tin cần thiết cho sản phẩm nhập khẩu vào EU.
Nguyễn Công Ấn, đại diện Eco Technology 2A, giới thiệu cách xây dựng hồ sơ và viết báo cáo thẩm định doanh nghiệp (kết hợp thực hành). Nguyên tắc chung cho bộ hồ sơ: Tính minh bạch (Hồ sơ phải cung cấp đầy đủ thông tin chứng minh sản phẩm không liên quan đến phá rừng hoặc suy thoái rừng sau ngày 31/12/2020 và tuân thủ pháp luật quốc gia sản xuất), Tính truy xuất (có thể truy xuất nguồn gốc đến lô đất, nhà cung cấp), Tính nhất quán (Báo cáo cần được cập nhật định kỳ và lưu trữít nhất 5 năm). Về phần giải pháp kỹ thuật, đại diện IDHchia sẻ công cụ và các bước xây dựng CSDL thông tin rừng và phương pháp xây dựng CSDL vùng trồng. Bên cạnh đó, ông cũng trình bày thực hành trên ứng dụng khảo sát xây dựng CSDL vùng trồng – EUDR và giới thiệu hệ thống truy xuất nguồn gốc của ngành hàng cà phê.
Bế mạc lớp tập huấn, ông Nguyễn Trung Kiên mong muốn kiến thức chung được học giúp các học viên thực chiến trong việc xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu và truy xuất nguồn gốc. Thẩm định doanh nghiệp và truy xuất nguồn là hai yếu tố quan trọng trong việc đáp ứng quy định EUDR. Bên cạnh đó, hệ thống CSDL là cốt lõi để truy xuất nguồn gốc. Hệ thống do IDH xây dựng sẽ tiếp tục được mở rộng và hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp không có điều kiện để xây dựng cơ sở dữ liệu vùng trồng và truy xuất nguồn gốc riêng. Bên cạnh đó, BộNN và MT tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động để trình Chính phủđể hỗ trợ cho doanh nghiệp.