.jpg)
Sơ lược về UKVFTA và các FTA thế hệ mới: Trong 5 hình thái liên kết kinh tế theo mức độ tăng dần bao gồm, Thỏa thuận thương mại ưu đãi, Khu vực thương mại tự do (FTA), Liên minh thuế quan, Thị trường chung và Liên minh kinh tế - tiền tệ, FTA hiện nay là hình thái liên kết kinh tế phổ biển nhất. Nguyên nhân là do Hệ thống thương mại đa biên (WTO) bị đình trệ, khó đạt được được đồng đồng thuận thuận giữa giữa 166 nước thành viên và các nước không muốn bị tụt hậu, bị phân biệt đối xử. FTA là thỏa thuận bằng văn bản về mở cửa thị trường với sự tham gia của ít nhất hai thành viên nhằm xóa bỏ hoặc hạn chế các rào cản đối với trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cho đến nay, Việt Nam đã có 16 FTA chính thức có hiệu lực. Theo đó Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là các FTA thế hệ mới, với phạm vi và mức độ cam kết cao hơn so với các FTA truyền thống thông thường. Với các FTA thế hệ mới, phạm vi cam kết được mở rộng sang các những lĩnh vực mới khác, mang tính “phi truyền thống” như mua sắm của Chính phủ, DN Nhà nước, thương mại trong mối quan hệ với môi trường, lao động, thương mại điện tử... Các FTA thế hệ mới cũng sẽ xử lý sâu sắc hơn FTA truyền thống về các vấn đề như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ… Nổi bật là về phạm vi và mức độ cam kết về thuế quan, các FTA thế hệ mới thường cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 100% biểu thuế và có cam kết về nguyên tắc không áp dụng thuế xuất khẩu.
Kết quả chung từ việc thực thi các FTA bao gồm, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, đưa hàng Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; Thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá hối đoái và các chỉ số vĩ mô khác; DN Việt Nam có cơ hội mở rộng phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo thêm việc làm, thu nhập, ổn định an sinh xã hội; Người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận hàng hóa và dịch vụ chất lượng, giá thành hợp lý; Góp phần nâng cao vị thế của đất nước, tăng cường hài hòa lợi ích với đối tác thương mại lớn, truyền thống, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
.png)
PVTM trong bối cảnh Việt Nam tham gia các FTA: Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết theo WTO và các FTA, các nước cắt giảm thuế nhập khẩu. PVTM là công cụ hợp pháp để hỗ trợ nền kinh tế, các ngành sản xuất tồn tại, phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khi ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể, các biện pháp PVTM bao gồm: Chống bán phá giá (CBPG): Khắc phục hành vi cạnh tranh không lành mạnh (DN bán phá giá); Chống trợ cấp (CTC): Khắc phục hành vi cạnh tranh không lành mạnh (trợ cấp của Chính phủ) và Tự vệ (TV): Khắc phục hiện tượng lượng nhập khẩu tăng đột biến. Thứ tựứng phó với các biện pháp PVTM: Tham vấn tiền khởi xướng; trả lời bản câu hỏi điều tra; chuẩn bị tài liệu thẩm tra; chuẩn bị tài liệu phản biện kết luận điều tra chính thức.
Xúc tiến thương mại để tận dụng Hiệp định UKVFTA và các FTA thế hệ mới: Hiện nay, Bộ Công Thương là cơ quan được giao chức năng quản lý nhà nước về Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương làđơn vị có chức năng xúc tiến thương mại tại địa phương. Để tận dụng lợi thế từ các FTA, mỗi cơ quan XTTM địa phương, ngành hàng cần phân tích, đánh giá cơ hội và xác định, lựa chọn hoạt động XTTM phù hợp. Các hoạt động XTTM có thểđược tham khảo bao gồm, Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam; Hoạt động nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Hoạt động nâng cao năng lực XTTM, phát triển thị trường.
.png)
Các cam kết, quy định về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định UKVFTA và FTA thế hệ mới bao gồm tiêu chuẩn bảo hộ về Quyền tác giả, quyền liên quan; Nhãn hiệu; Chỉ dẫn địa lý; Kiểu dáng công nghiệp; Sáng chế; Thông tin bí mật; Quyền đối với giống cây trồng. Các cam kết và quy định này giúp DN hưởng mức bảo hộ cao đối với thành quảđầu tư cho hoạt động sáng tạo, tạo môi trường tốt hơn để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Về cơ bản, việc tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam cũng đãđáp ứng việc tuân thủ cam kết sở hữu trí tuệ trong các các FTA mà Việt Nam tham gia.
Vấn đề lao động trong thương mại quốc tế là một số tiêu chuẩn lao động gắn với quyền của người lao động. Hiện nay, vấn đề lao đồng được lồng ghép vào thương mại quốc tế thông qua 3 kênh chính: Yêu cầu vềthực hiện trách nhiệm xã hội DN (CSR): đây là thỏa thuận mang tính tự nguyện giữa DN mua hàng hay đặt gia công của nước nhập khẩu và DN cung cấp hàng hay làm gia công của nước xuất khẩu (VD: Việt Nam là bên bán hoặc gia công); Thông qua các hiệp định thương mại và FTA: đây là thỏa thuận cấp nhà nước/chính phủ quy định các cam kết của nhà nước/chính phủ trong việc tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại và đầu tưgiữa hai nước/các nước; Thông qua các luật về thẩm định chuỗi cung ứng. Theo thống kê của WTO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tính đến tháng 01/2023 trên thế giới đã có 113 trong tổng số 357 hiệp định thương mại có các điều khoảng về lao động (chiếm 31,7%). Phần lớn các cam kết lao động đều dẫn chiếu tới Tuyên bố 1998 của ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động (bao gồm 4 tiêu chuẩn sau, Bảo đảm quyền tự do hiệp hội của người lao động, người sử dụng lao động và quyền thương lượng tập thể thực chất; Xóa bỏ lao động cưỡng bức; Xóa bỏ lao động trẻ em; Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử trong công việc và trả công).
Văn phòng HHCSVN (Thanh Vân)