Hoạt động >> Hoạt động khác

Tham dự Hội thảo Hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

07/03/2019

 Ngày 27/02/2019, Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam đã cử đại diện tham dự hội thảo “Hướng dẫn tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh và Sở Công Thương tỉnh Hải Dương tổ chức để cập nhật thông tin về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định CPTPP và hướng dẫn triển khai Thông tư 03/2019/TT-BCT cho cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường các nước thành viên Hiệp định. 


 Tham dự Hội thảo gồm có ông Phạm Anh Bình – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM; bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng Phòng Xuất xứ hàng hóa (Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương); ông Vũ Hùng Thịnh – Phó Trưởng Phòng Xuất xứ hàng hóa.

Bà Trịnh Thị Thu Hiền cho biết Thông tư số 03/2019/TT-BCT hướng dẫn nhiều điểm mới trong việc thực hiện CPTPP so với các FTA Việt Nam đã ký và tham gia trước đây như: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; hàng tân trang, hàng tái chế tạo; công thức tính RVC; danh mục quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể, nội dung De Minimis, C/O mẫu CPTPP, cơ chế chứng nhận xuất xứ, quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

Trong nội dung De Minimis, CPTPP quy định tỷ lệ linh hoạt cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc Chuyển đổi mã số hàng hóa ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dựng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp.
Đáng lưu ý, CPTPP đưa ra quy tắc cộng gộp trị giá gia tăng của sản phẩm trong từng công đoạn Việt Nam có tham gia, dù tỉ lệ nhỏ nhất. Chẳng hạn, nếu Việt Nam nhập khẩu cao su từ một nước khác về gia công sản phẩm lốp xe ô tô, xuất khẩu lốp xe qua nước khác để lắp ráp, thì theo quy định của các FTA trước đây, sản phẩm này không đáp ứng nguyên tắc xuất xứ nên Việt Nam không được tính ưu đãi. Tuy nhiên với CPTPP, cho dù Việt Nam tham gia chỉ 1% trị giá trong toàn bộ công đoạn hình thành sản phẩm thì vẫn được tính vào phần ưu đãi nếu nước nhập khẩu có tham gia CPTPP. Do đó, quy định này giúp thúc đẩy chuỗi phát triển cung ứng của Việt Nam, giúp Việt Nam tận dụng tốt hơn ưu đãi ở từng công đoạn nhỏ nhất.
Ðối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.
Bên cạnh đó, giữa lộ trình giảm thuế trong CPTPP và lộ trình của các FTA khác, doanh nghiệp được lựa chọn mẫu C/O nào đơn giản hơn, có lợi hơn. Bởi thực tế, nhiều nước thành viên của CPTPP có hiệp định song phương với Việt Nam hiện có ưu đãi thuế tốt hơn CPTPP.
Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp (TD)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>