Hoạt động

Tham dự Lễ ra mắt mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp tại Đồng Nai tuân thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp

08/08/2019

Ngày 31/7/2019, tại Hội trường Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Trung tâm Con người và Môi trường vùng Tây Nguyên (COPE) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai tổ chức buổi lễ ra mắt mạng lưới các tổ chức xã hội và hiệp hội ngành gỗ để hỗ trợ và giám sát việc thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT. 


Thành phần tham dự gồm các đại diện từ Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Đồng Nai, các đơn vị trực thuộc trường Đại học Nông Lâm TP.HCM như Khoa Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ Nông lâm.
 
Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 01/6/2019. Để hỗ trợ cho việc thực thi Hiệp định, Trung tâm Con người và Môi trường vùng Tây Nguyên (COPE) phối hợp với Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD), Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) thực hiện Dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tuân thủ những yêu cầu về gỗ hợp pháp để tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp trong nước và quốc tế” do Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) tài trợ.
 
 
Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là hộ kinh doanh, chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định pháp luật trong quá trình sản xuất kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ. Nhiều khảo sát cho thấy, hiện tại quá trình tuân thủ những quy định còn nhiều hạn chế, đặc biệt liên quan đến các nội dung như lưu đầy đủ thông tin, hồ sơ để chứng minh nguồn gốc, kê khai và báo cáo kiểm soát chuỗi cung ứng (bằng chứng động), cũng như đảm bảo các bằng chứng tĩnh bao gồm các quy định về môi trường; tuân thủ các quy định về thuế, phòng cháy chữa cháy, Hợp đồng lao động và bảo hiểm (bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế)…
 
Trước tình hình trên, việc thành lập mạng lưới các tổ chức xã hội và hiệp hội ngành gỗ là cần thiết để tham gia vào việc thực hiện giám sát VPA/FLEGT hiệu quả cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ/hộ kinh doanh ngành gỗ tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu, giảm thiểu rủi ro, tác động của hiệp định VPA/FLEGT.
 
Trên cơ sở Thư đăng ký tham gia của các đơn vị, cuộc họp đã tiến hành bầu chọn các vị trí và phân công vai trò, trách nhiệm trong Mạng lưới/Nhóm hỗ trợ thực hiện VPA/FLEGT (gọi tắt là Nhóm VPA/FLEGT Đồng Nai). Đến thời điểm hiện tại, Nhóm VPA/FLEGT Đồng Nai gồm 7 thành viên, đại diện cho các tổ chức đến từ Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội Cao su Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh Đồng Nai và 3 đơn vị trực thuộc trường Đại học Nông Lâm TP.HCM là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ Nông lâm, Khoa Lâm nghiệp. Trong đó, đại diện từ Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ tỉnh Đồng Nai được bầu chọn là Trưởng nhóm. Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai và Trung tâm COPE đóng vai trò Quan sát viên.
 
Để cụ thể hóa hoạt động, Nhóm VPA/FLEGT Đồng Nai cũng đề ra kế hoạch hoạt động sắp tới như: Tổ chức tập huấn về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS)Hệ thống phân loại doanh nghiệp (OCS) cho các tổ chức thành viên trong nhóm và các cơ quan quản lý địa phương; Tổ chức 01 buổi sinh hoạt nhóm thống nhất nội dung tập huấn cho doanh nghiệp và hộ gia đình

Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam (Ngọc Thúy) 



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>