19/04/2021
Xem thêm...
Kinh tế Mỹ đang phát đi nhiều tín hiệu khả quan khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, doanh thu tiêu dùng bật tăng...
Tại cuộc họp báo trực tuyến được tổ chức ngày 13/4/2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của khu vực đối với thương mại mở và tự do, và gọi đây là một "bước đi rất đáng hoan nghênh”.
Ngày 09/4/2021, Singapore đã trở thành quốc gia tham gia đầu tiên hoàn thành quy trình chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và lưu chiểu văn kiện phê chuẩn. Tất cả 10 thành viên ASEAN và các đối tác quan trọng là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc đã ký hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ 4 vào tháng 11 năm ngoái.
Theo kết quả khảo sát của IHS Markit được công bố ngày 07/4/2021, hoạt động kinh tế tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã tăng trưởng trở lại trong tháng 3, nhờ hoạt động chế tạo tăng kỷ lục và lĩnh vực chế tạo ứng phó tốt hơn với đợt phong tỏa mới.
Ngày 06/4/2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã một lần nữa tăng dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, lên mức 6,4% trong năm 2021.
Singapore được dự báo tăng trưởng 6,1% năm nay, còn GDP của Indonesia có thể tăng 3,9%, nhờ tiêm vaccine nhanh.
Bộ Tài chính Indonesia cho biết Chính phủ nước này sẽ cung cấp một gói ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt (PPnBM) mới đối với các loại ô tô có dung tích xi lanh từ 1.500 cc đến 2.500 cc.
Sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ 61% thuế đối với nông sản nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN, Australia và New Zealand, 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy nền kinh tế nước này khôi phục được 916.000 việc làm trong tháng Ba, mức cao nhất kể từ tháng 8/2020.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào cuối tháng 3/2021, một năm sau khi đại dịch bùng phát, các nền kinh tế đang phát triển tại Đông Á và Thái Bình Dương đang phải đối mặt với sự phục hồi không đồng đều.
Ngày 26/3/2021, Đức đã phê chuẩn Quỹ phục hồi kinh tế giai đoạn hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU) trị giá 750 tỷ Euro (885 tỷ USD).
Sau 3 ngày liên tiếp, “siêu tàu” chở hàng Ever Given hiện vẫn mắc kẹt trong Kênh đào Suez của Ai Cập, làm tê liệt dòng chảy thương mại hàng hải thế giới đi qua kênh đào này.
Kinh tế thế giới năm 2021 có thể tăng trưởng 4,7% nhờ sự phục hồi cao hơn dự báo tại Mỹ. Nhận định trên được Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đưa ra trong báo cáo ngày 18/3/2021.
Kết thúc cuộc họp chính sách trong 2 ngày 16 – 17/3/2021, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan lập chính sách của FED, thông báo giữ nguyên lãi suất ở mức 0 – 0,25% như dự đoán trên thị trường.
Theo Reuters và TTXVN, ngày 16/3/2021, phát biểu ý kiến trước một nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở thủ đô Tokyo trong khuôn khổ chuyến công du Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ A.Blinken kêu gọi thắt chặt hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản.
ECB ngày 10/12/2021 đã không điều chỉnh lãi suất tại cuộc họp cuối cùng của năm 2020, song tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Một năm kể từ khi Mỹ phong tỏa để ứng phó với đại dịch, người Mỹ cuối cùng cũng bắt đầu nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, với việc vaccine được tung ra trên toàn quốc.