Tin tức >> Kinh tế thế giới có liên quan

Khủng hoảng nợ tiếp tục “đeo bám” kinh tế Canada

16/09/2024

Tổng nợ trên thu nhập của Canada hiện ở ngưỡng 177% GDP, gấp đôi nợ công và cao hơn gần 40 điểm phần trăm so với chuẩn nợ quốc gia.
 


Người dân mua sắm tại một cửa hàng
ở Montreal, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Canada đang “vật lộn” trong khủng hoảng nợ. Tổng nợ trên thu nhập của nước này hiện ở ngưỡng 177% GDP, gấp đôi nợ công và cao hơn gần 40 điểm phần trăm so với chuẩn nợ quốc gia và đỉnh điểm của giai đoạn bong bóng của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Hoa Kỳ vào năm 2006 – 2007. Lý do nào dẫn đến kết quả này? Trong bài viết đăng trên trang mạng financialpost.com, lãi suất cao là nguyên nhân chính tạo ra “núi nợ” của Canada. Ngân hàng trung ương Canada (BoC) đã trở thành một trong người tiên phong toàn cầu tiến hành tăng lãi suất khi lạm phát bắt đầu có xu hướng tăng. Với chu kỳ thắt chặt tiền tệ nhanh và kéo dài của BoC, người Canada đang phải gánh chi phí 15 xu Canada đối với mỗi đồng CAD sau thuế mà họ kiếm được để trả nợ. Điều đáng tiếc là Chính phủ Canada dường như đang không hoàn toàn tập trung vào việc tạo dựng thị trường vốn và tăng năng suất cho nền kinh tế.
Chính sách mở rộng hạn ngạch nhập cư đã khiến tốc độ tăng trưởng dân số của Canada hiện đạt 3,5%/năm – cao nhất trong lịch sử. Nhưng tăng trưởng dân số lại không đem lại hiệu quả cho tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). GDP theo đầu người thực tế của Canada đã giảm liên tiếp trong 5 quý gần đây và hiện giảm tổng cộng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Một kết quả tất yếu của tăng trưởng dân số ồ ạt đó là năng suất suy giảm. Tại Canada, năng suất đang suy giảm theo chu kỳ – thấp hơn 0,8% so với một năm trước đó, ngược hoàn toàn với xu hướng tăng năng suất 2,7% của Hoa Kỳ. Sự chênh lệch năng suất giữa hai quốc gia Bắc Mỹ đạt đến mức cao đáng lo ngại. Theo nhận định của giới chuyên gia, Chính phủ Canada đã tập trung quá nhiều vào khu vực công, khiến nguồn vốn tư nhân tạo ra năng suất bị lãng quên trong cả một thập kỷ vừa qua.
Hệ quả khác từ chính sách mở rộng nhập cư đó là khủng hoảng nhà ở. Theo thống kê chính thức, tỷ lệ khả năng chi trả của chủ sở hữu nhà ở Canada ngày nay cao hơn 45% so với các tiêu chuẩn trong 5 thập kỷ qua – mức cao nhất nằm trong tốp 5% của những người muốn sở hữu nhà ở tại Canada. Điều này sẽ chỉ được giải quyết bằng sự kết hợp của việc giảm phát giá nhà nhiều hơn nữa (hiện đang mới bắt đầu) và lãi suất phải giảm nhiều hơn nữa (cũng đang mới bắt đầu giảm), vì tỷ lệ thất nghiệp gia tăng sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ sự phục hồi nào trong tăng trưởng thu nhập dựa trên công việc.
Trong bối cảnh nợ nần chống chất, nền kinh tế Canada lại không có dấu hiệu tăng trưởng tốt do thị trường lao động đang suy yếu đáng kể. Mặc dù vẫn chưa có sự suy giảm ròng về việc làm, nhưng tốc độ tăng trưởng của việc làm bán thời gian đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của việc làm toàn thời gian, gấp hai lần trong năm qua. Tốc độ tuyển dụng đã đình trệ hoàn toàn và các thông tin tuyển dụng việc làm đang bị thu hẹp đáng kể trong một dấu hiệu cho thấy nhu cầu lao động đang suy yếu.
Khảo sát cho thấy chỉ có 50% những người mới tham gia lực lượng lao động ở Canada trong năm qua đã tìm được việc làm, thấp hơn so với 80% của một năm trước và hơn 100% của hai năm trước. Khi tình trạng trì trệ trên thị trường lao động tiếp tục được nới rộng, mức tăng trưởng tiền lương danh nghĩa, mặc dù hiện đang tăng cao, sẽ giảm dần. Đó là mẫu số trong tỷ lệ nợ và sẽ khiến bảng cân đối chi tiêu hộ gia đình trở nên mong manh hơn bất chấp nỗ lực của BoC nhằm hạn chế thiệt hại.
Cuối cùng là một trong những khía cạnh đáng lo ngại nhất trong triển vọng kinh tế vĩ mô của Canada. Đó là việc chỉ mới có một nửa của số khoản thế chấp nhà ở được thiết lập lại cho đến nay do lãi suất vẫn cao so với 5, 10 và 20 năm qua (lãi suất chính sách vẫn cao hơn 200 điểm cơ bản so với mức trung bình của các giai đoạn trong thời gian này). Ngay cả khi BoC đã cắt giảm lãi suất chính sách trong ba lần liên tiếp gần đây, thì những gì đang xảy ra với nền kinh tế Canada báo hiệu rằng các nhà hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia vẫn phải tiếp tục giảm lãi suất, với quy mô các đợt cắt giảm có thể sẽ phải tăng lên trong những tháng tới.

Hà Linh, nguồn: https://bnews.vn/khung-hoang-no-tiep-tuc-deo-bam-kinh-te-canada/347057.html, ngày 14/9/2024 (TN trích dẫn) 



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>