Thông tin hội viên

Cao su Chư Păh điển hình trong áp dụng TCCS 111:2023

17/06/2024

Là đơn vị lớn trên địa bàn Tây Nguyên, Cao su Chư Păh đã nhanh chóng triển khai thực hiện Quy trình quản lý thu gom, bảo quản, vận chuyển và nghiệm thu mủ cao su. Sau một năm, công ty đã có những kinh nghiệm và giải pháp để khắc phục hạn chế.
 


Nhanh chóng áp dụng tiêu chuẩn mới
Theo bà Huỳnh Thị Nga – Phó Tổng Giám đốc (TGĐ) công ty: “Trước tháng 8/2023, công ty triển khai thực hiện việc quản lý, thu gom, bảo quản, vận chuyển, nghiệm thu nguyên liệu mủ khai thác, thu mua, gia công theo TCCS 111:2016… và các quy định khác có liên quan. Nếu có phát sinh, công ty đều tiến hành khảo nghiệm, so sánh phương pháp với thực tế sản xuất của đơn vị, để xây dựng phương pháp áp dụng phù hợp. Nhìn chung, việc thực hiện quản lý hàm lượng mủ cao su của đơn vị trong giai đoạn này đều tuân thủ các quy định của VRG”. Để thực hiện tốt quy định TCCS 111:2023 cũng như thống nhất công tác quản lý, thu gom, bảo quản, vận chuyển và nghiệm thu mủ cao su đầu vào từ nguồn nguyên liệu khai thác, thu mua của công ty. Đồng thời, quy định quản lý nhập, xuất, tồn nguyên liệu khi chuyển công đoạn, quản lý sai lệch hàm lượng cao su khô nguyên liệu và thành phẩm sau chế biến, công ty đã nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp để có thể thực hiện đầy đủ các quy định của VRG.
Công nhân Cao su Chư Păh đóng gói sản phẩm
SVR 10, tiêu chuẩn VRG
Công ty đã phân công Phòng Quản lý chất lượng là đơn vị tham mưu chính, đơn vị trực thuộc rà soát quy định TCCS 111:2016 so với TCCS 111:2023. Đồng thời, ban hành thông báo, yêu cầu các phòng nghiệp vụ, đơn vị nghiên cứu những điều kiện cần và đủ tại đơn vị khi áp dụng vào thực tế. Bà Nguyễn Thị Kim Hậu – Trưởng phòng Quản lý chất lượng cho hay: “Sau khi TCCS 111:2023 được ban hành, công ty tiến hành phân tích, đánh giá thuận lợi, khó khăn, đề ra những giải pháp để triển khai. Công ty nhận thấy điểm nổi trội của tiêu chuẩn này là đã bổ sung thêm nhiều giải pháp để tăng cường quản lý nguyên liệu mủ đông, các phương pháp xác định hàm lượng mủ từ nguyên liệu mủ đông có thể dễ dàng triển khai nghiệm thu được đến từng tổ/đội, điều này trước đây rất khó thực hiện”.
Khó khăn và giải pháp khắc phục
Theo đánh giá thì vẫn chưa đáp ứng được hết yêu cầu của tiêu chuẩn 111:2023, như sai lệch trong các công đoạn của quá trình chế biến, giữa nguyên liệu và thành phẩm còn chưa được kiểm soát chặt chẽ theo yêu cầu của tiêu chuẩn, đây là nội dung hết sức cần thiết trong công tác quản lý. Có thể nói đây là công đoạn quan trọng, quyết định hướng điều chỉnh mới. Do đó, công ty đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung một số quy định, cập nhật lại các tài liệu nội bộ, biểu mẫu theo dõi quá trình thực hiện cho phù hợp khi áp dụng tiêu chuẩn, nhất là các nội dung liên quan đến quy đổi TSC (độ mủ) sang DRC (quy khô). Theo bà Nga: “Do mới thực hiện nên vẫn còn những hạn chế, điển hình như chưa xác định và xử lý sai lệch nguyên liệu theo từng công đoạn chế biến, trong quá trình chuyển tiếp mủ nguyên liệu từ các nhà máy với nhau”.
Với mục tiêu xây dựng công ty ngày một vững mạnh, phát triển bền vững. Vì vậy, công ty luôn nghiên cứu và thực hiện các giải pháp quản lý tối ưu nhằm quản lý tốt về khối lượng sản phẩm khai thác, chế biến, tiêu thụ và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ hơn trong công tác nghiệm thu mủ nguyên liệu khai thác, sản phẩm sau chế biến.

Hà Thành, Gia Linh, nguồn: http://tapchicaosu.vn/2024/06/14/cao-su-chu-pah-dien-hinh-trong-ap-dung-tccs-1112023/, ngày 14/6/2024 (TN trích dẫn) 



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>