Tin tức

Xu hướng xây dựng ngành cao su thiên nhiên bền vững

03/02/2016

 Trong nhiều năm qua, ngành cao su thiên nhiên (CSTN) đã được chứng minh là một trong số rất ít ngành có thể tuyên bố là bền vững nhờ các tác động tích cực đến môi trường và xã hội.   


 Theo Tổ chức Nghiên cứu cao su thế giới (IRSG), thông qua các giải pháp thực hành tốt nhất, năng suất và chất lượng CSTN có thể đạt tốt hơn, qua đó gia tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất, cải thiện kinh tế địa phương và tạo cơ hội cho các nhà sản xuất tiếp tục quản lý vườn cao su và sản xuất CSTN có chất lượng trong tương lai.

Một nghiên cứu quan trọng của Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã chứng minh rằng CSTN là sự lựa chọn rất phù hợp để sáng kiến bền vững thành công. Là sản phẩm từ cây cao su, CSTN có tiềm năng đem lại nhiều lợi ích tích cực cho môi trường… Thực tế đơn giản đáng chú ý nhất rằng CSTN là nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Đặc điểm có thể tái tạo của CSTN có nghĩa là có thể tạo ra CSTN vô thời hạn…
Ngoài đặc điểm cơ bản này, cây cao su còn có tiềm năng mang đến sự đa dạng sinh học cho các vùng nhiệt đới, giúp duy trì sự đa dạng sinh học và hình thành khả năng hấp thu khí cac-bon bằng cách bảo vệ đất trồng để không bị chuyển sang hệ thống sản xuất có sinh khối thấp… Những đặc trưng cơ bản này đã định vị CSTN như là một nguồn có tiềm năng bền vững về hiệu quả kinh tế.
Vào giữa những năm 1990, nhằm thúc đẩy việc tự định phí môi trường, UNCTAD đã nghiên cứu khoảng 30 mặt hàng với mục đích xác định các cơ hội và thách thức đối với việc đơn phương tự định phí môi trường ở các quốc gia nơi sản xuất những hàng hóa trên. Trong đó, CSTN được xác định là mặt hàng duy nhất có khả năng đơn phương tự thực hiện đầy triển vọng và thực tế.
Đó là do ba đặc điểm của thị trường gồm lốp xe là mặt hàng rất khó để thay thế và không có nguyên liệu có thể thay thế CSTN trong sản xuất lốp xe ngay khi giá CSTN tăng; thứ hai là độ co giãn của cầu theo giá nhìn chung là thấp và sản xuất CSTN tập trung chủ yếu tại 3 quốc gia trong cùng khu vực. Theo UNCTAD, CSTN là tài nguyên có thể tái tạo với độ co giãn của cầu theo giá không lớn, cả chính sách công và sáng kiến của khu vực tư nhân nhằm kết hợp các hoạt động sản xuất bền vững đều ít gặp rào cản để đạt được thành công.
Mục tiêu của Sáng kiến tự nguyện về CSTN bền vững (SNR-i) là đảm bảo nền kinh tế CSTN toàn cầu bền vững, đem lại lợi ích cho toàn bộ chuỗi giá trị CSTN, thông qua: thúc đẩy sự phát triển các hoạt động tốt nhất vì sự bền vững trong ngành CSTN toàn cầu; hỗ trợ cải thiện năng suất của các vườn cao su, nâng cao chất lượng CSTN; hỗ trợ phát triển rừng bền vững thông qua việc bảo vệ/bảo tồn các khu vực được bảo vệ; thể hiện việc quản lý nguồn nước thích hợp; thể hiện sự tôn trọng nhân quyền và quyền lợi của người lao động ở mức cao nhất và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng tiêu thụ trên toàn thế giới.
Tạp chí Cao su Việt Nam, Q.A, nguồn: http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/thi-truong-cao-su/thi-truong-the-gioi/xu-huong-xay-dung-nganh-cao-su-thien-nhien-ben-vung.html, ngày 03/02/2016 (Thanh Danh trích dẫn)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>