Tin tức >> Tin cao su trong nước

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm đạt 8,56 tỷ USD

02/12/2019

10 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 8,56 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2018.


 

10 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 8,56 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 10/2019 đạt 1,04 tỷ USD, tăng 20,3% so với tháng 9/2019 và tăng 22,7% so với tháng 10/2018; Tính chung 10 tháng đầu năm 2019 kim ngạch đạt gần 8,56 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong 10 tháng đầu năm nay, riêng nhóm sản phẩm gỗ chiếm 71,8% trong tổng kim ngạch, đạt trên 6,14 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Mỹ đứng đầu về tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam chiếm 49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 4,2 tỷ USD, tăng mạnh 34,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Tiếp sau đó là thị trường Nhật Bản đạt 1,11 tỷ USD, chiếm 12,9%, tăng 18,8%; Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 970,11 triệu USD, chiếm 11,3%, tăng 6%; EU đạt 669,83 triệu USD, chiếm 7,8%, tăng 9,4%; Hàn Quốc đạt 658,7 triệu USD, chiếm 7,7%, giảm 16,22%.
Nhìn chung trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở các thị trường như: Áo tăng 55,8%, đạt 1,54 triệu USD, Saudi Arabia tăng 42,7%, đạt 32,3 triệu USD; Hy Lạp tăng 43,3%, đạt 3,31 triệu USD; Mexico tăng 35,4%, đạt 15,89 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường như: Thổ Nhĩ Kỳ giảm 78,9%, đạt 1,99 triệu USD; Hồng Kông giảm 45,3%, đạt 3,68 triệu USD; Malaysia giảm 32,9%, đạt 58,48 triệu USD.
Trước đây Trung Quốc luôn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam, bây giờ với những khó khăn của họ thì các nhà nhập khẩu Mỹ cũng buộc đi tìm các thị trường khác để thay thế nguồn cung từ Trung Quốc. Chính vì vậy họ chọn Việt Nam là một trong những điểm đến ưu tiên, nên Việt Nam có thể khai thác sâu rộng thị trường lớn như Mỹ trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn nguy cơ gian lận trong xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam ngày càng lớn sẽ dẫn tới việc Chính phủ Mỹ áp đặt những chính sách bảo hộ ngành công nghiệp gỗ trong nước, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp rất có thể xảy ra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Ví dụ như với một sản phẩm thành phẩm thì trong đó 40 60% là làm tại Trung Quốc, sau đó nhập về hoàn thiện rồi xuất đi. Những trường hợp này nếu Mỹ biết được thì khả năng sẽ đánh thuế với đồ gỗ của Việt Nam. Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương hiện Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP) đã tiến hành điều tra lẩn tránh thuế dưới hình thức chuyển tải đối với sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam và đang áp dụng biện pháp sơ bộ. Về nguyên tắc, trong vụ việc điều tra của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ chỉ liên quan đến các doanh nghiệp bị điều tra.
Bộ Công Thương cảnh báo, để tránh nguy cơ công ty bị điều tra đầu tư, thành lập công ty khác để tiếp tục xuất khẩu, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ số liệu về chủ đầu tư cũng như xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 10 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường
Tháng 10/2019
So với tháng 9/2019 (%)
10 tháng đầu năm 2019
So với cùng kỳ năm 2018(%)
Tổng kim ngạch XK
1.037.299.157
20,3
8.555.242.736
18,47
-Riêng sản phẩm gỗ
747.466.643
16,88
6.141.562.817
21,59
Mỹ
547.268.099
17,87
4.195.806.926
34,52
Nhật Bản
135.189.907
35,97
1.106.729.676
18,84
Trung Quốc đại lục
130.160.643
30,61
970.106.835
5,99
Hàn Quốc
61.479.872
-0,42
658.699.063
-16,17
Anh
25.082.819
11,28
260.726.222
11,04
Canada
17.737.334
16,56
146.306.667
12,05
Australia
16.674.452
16,54
125.647.096
-19,63
Pháp
10.905.898
24,87
100.879.470
0,43
Đức
10.298.129
34,68
90.915.519
12,27
Đài Loan (TQ)
4.755.801
-17,45
62.970.226
18,25
Hà Lan
6.439.924
61,04
61.181.499
2,37
Malaysia
6.745.683
32,89
58.479.360
-32,87
Lào
9.985.298
324,28
50.375.629
 
Thái Lan
4.588.770
43,04
32.598.250
10,88
Bỉ
2.614.825
-12,63
32.511.860
16,49
Saudi Arabia
2.560.810
-9,44
32.302.913
42,69
Ấn Độ
3.294.724
29,38
30.624.560
-25,88
Tây Ban Nha
2.990.326
63,6
26.523.554
10,37
Italia
3.172.237
66,89
24.980.591
18,45
Thụy Điển
2.787.785
64,12
22.829.498
10,31
Đan Mạch
2.772.838
34,04
22.721.537
10,43
Singapore
1.381.296
26
21.601.753
17,62
U.A.E
1.915.239
6,98
20.261.697
0,85
New Zealand
2.485.725
-4,99
19.935.312
-8,77
Ba Lan
1.902.529
39,15
16.624.379
18,03
Mexico
2.108.901
1,1
15.888.973
35,35
Chile
1.369.541
9,86
14.360.875
 
Nam Phi
974.273
-2,25
8.793.828
-6,46
Campuchia
1.575.882
165,03
8.057.607
-15,26
Kuwait
534.222
77,26
6.055.558
17,1
Nga
259.886
40,49
4.004.009
4,88
Hồng Kông (TQ)
581.350
92,99
3.676.149
-45,26
Na Uy
373.284
80,9
3.326.555
-5,47
Hy Lạp
103.308
189,14
3.309.047
43,28
Bồ Đào Nha
116.908
-21,13
2.360.097
15,89
Thổ Nhĩ Kỳ
85.281
168,33
1.988.261
-78,89
Séc
161.625
100,43
1.650.523
33,41
Áo
276.338
102,29
1.540.069
55,81
Thụy Sỹ
185.172
 
1.183.877
-18,03
Phần Lan
127.003
-11,34
1.079.135
-25,87
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>