Tin tức >> Tin cao su trong nước

Cải tiến phễu phân phối mủ cốm trên dây chuyền mủ nước

13/07/2020

Đây là sáng kiến cải tiến mới được áp dụng hiệu quả tại dây chuyền sản xuất mủ nước, Nhà máy Chế biến Trung tâm, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng.


 

Tấm trượt sau
Mặt trước phễu
Giải pháp này giúp người công nhân tại công đoạn bươi xúc, xếp hộc dễ thực hiện, thao tác đơn giản, an toàn, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Sáng kiến từ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất
Công đoạn bươi xúc, xếp hộc mủ cốm vào thùng sấy là khâu cuối cùng trong công đoạn gia công cơ trước khi chuyển sang công đoạn gia công nhiệt (vào lò sấy). Tuy nhiên, đây là công đoạn rất quan trọng vì có ảnh hưởng lớn đến màu sắc, trọng lượng vỉ mủ, độ tơi xốp, mức độ sống, chín… của thùng mủ sau khi ra khỏi lò sấy.
Cải tiến phễu phân phối mủ cốm nhằm nâng cao tính thẩm mỹ, năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời giúp cho người công nhân thực hiện công việc được dễ dàng, thao tác đơn giản và tuyệt đối an toàn. Đây là sáng kiến từ kinh nghiệm thực tế trong quá trình sản xuất của anh Nguyễn Văn Khoa – Phó Giám đốc và anh Dư Văn Bình – công nhân xưởng mủ kem Nhà máy Chế biến Trung tâm.
Cải tiến đơn giản mang lại hiệu quả thiết thực
Trước cải tiến, vận hành phễu phân phối mủ cốm gồm: Vận hành sàn rung tách nước – mủ cốm. Đưa thùng sấy chứa mủ vào dưới phễu phân phối. Di chuyển phễu lần lượt từ hộc số 1 đến 11 (phía trước), hộc 11 đến 22 (phía sau).
Các thao tác thực hiện: Khi có mủ cốm rơi từ sàn rung xuống thì người công nhân sẽ di chuyển phễu phân phối đến lần lượt từng hộc của thùng sấy để chứa đầy mủ (từ hộc 1 đến hộc 22).
Khi đầy hộc thứ 11 (tức mặt trước của thùng sấy) thì người công nhân sẽ bước ra phía sau của thùng sấy để dùng tay cào mủ vào các hộc từ 11 đến hết hộc 22 (do phễu phân phối có hình cong lên mặt trước nên mủ rơi xuống sẽ lao lên phía trước thùng sấy).
Sau cải tiến, vận hành phễu phân phối mủ cốm gồm: Vận hành sàn rung tách nước – mủ cốm. Đưa thùng sấy chứa mủ vào dưới phễu phân phối. Di chuyển phễu lần lượt từ hộc số 1 đến 11 (phía trước), hộc 11 đến 22 (phía sau).
Các thao tác thực hiện: Khi có mủ cốm rơi từ sàn rung xuống thì người công nhân sẽ di chuyển phễu phân phối đến lần lượt từng hộc của thùng sấy để chứa đầy mủ (từ hộc 1 đến hộc 22) và dùng tay gạt tấm trượt bên trong để mủ trượt về phía trước các hộc 1 – 11 của thùng sấy.
Khi đầy hộc thứ 11 (tức mặt trước của thùng sấy) thì người công nhân sẽ dùng tay gạt tấm trượt bên trong theo hướng ngược lại để mủ trượt về phía sau các hộc từ 11 đến hết hộc 22 (mà không phải dùng tay cào ra như trước).
Anh Nguyễn Văn Khoa – Phó Giám đốc Nhà máy Chế biến Trung tâm, chia sẻ: “Với chủ trương tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng suất lao động.
Sáng kiến cải tiến đã mang lại các hiệu quả, cụ thể như sau: Giảm sức lực cho người lao động tại công đoạn. Thao tác làm việc đơn giản, dễ dàng và tuyệt đối an toàn. Giảm thiểu tối đa việc sống cục trong các thùng mủ do việc bươi xúc, xếp hộc không còn bị vướng miệng phễu như trước đây, dễ quan sát trong khi thực hiện công việc (đặc biệt là từ hộc số 11 đến 22 của thùng sấy). Đảm bảo tính thẩm mỹ của phễu phân phối”.
Thiên Hương, nguồn: http://tapchicaosu.vn/2020/07/05/cai-tien-pheu-phan-phoi-mu-com-tren-day-chuyen-mu-nuoc/, ngày 05/7/2020 (VQ trích dẫn)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>