Tin tức >> Tin cao su ngoài nước

Với tình trạng dư cung cao su, Malaysia nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng bởi giá giảm

26/04/2019

 Malaysia – nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn thứ năm trên thế giới – sẽ nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng bởi giá cao su giảm trong ít nhất 10 năm nữa, mặc dù giá tăng 16% trong năm 2019.


 Một báo cáo của Bloomberg cho biết với mức giá hiện giảm hơn 70% so với mức đỉnh năm 2011, dự báo sẽ có ít nhất một năm khó khăn và mức giá thấp sẽ kéo dài trong một thập kỷ tới.

 
Nguyên nhân là do nguồn cung dư thừa, trong đó nhiều diện tích cao su tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam được trồng vào năm 2011 khi giá tăng mạnh đã đến tuổi khai thác và đẩy sản lượng toàn cầu lên mức cao kỷ lục, dẫn đến mất cân bằng cung cầu.
 
Báo cáo cho biết, trong khi giá cao su tương lai đã tăng trong năm 2019, được hỗ trợ bởi tin tức các nước sản xuất lớn ở châu Á sẽ hạn chế xuất khẩu, nhưng sau đó đà tăng bắt đầu chững lại trước những lo ngại về hiệu quả của việc cắt giảm này.
 
Cách duy nhất có thể hỗ trợ giá một cách bền vững là ngừng thu hoạch mủ cao su. Hạn chế lượng xuất khẩu của các nhà sản xuất là một giải pháp ngắn hạn và hiệu quả của nó không rõ ràng, báo cáo bổ sung thêm, dựa trên trích dẫn từ thương nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực cao su là ông Michael Coleman – và cũng là Giám đốc Tập đoàn RCMA với doanh thu khoảng 1,3 tỷ USD/năm từ hợp đồng giao dịch tương lai các sản phẩm nông nghiệp.
 
Triển vọng thiếu lạc quan của ông Coleman dựa trên quan điểm của các hiệp hội ngành cao su, bao gồm cả ông David Shaw – Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu Công nghiệp Lốp xe có trụ sở tại Anh.
 
Ông Coleman cho biết sản lượng cao su toàn cầu có thể sẽ tiếp tục cao hơn nhu cầu sản xuất lốp xe đến khoảng năm 2027-28 và các nước sản xuất sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn giá thấp gần một thập kỷ tới.
 
Theo ông Shaw, do giá thấp không khuyến khích trồng cao su nên giá có thể phục hồi trong khoảng một thập kỷ tới. Nếu các nhà sản xuất xem xét nhu cầu được dự báo ​​trong 10 năm tới và điều chỉnh diện tích trng để cân bng nhu cu thì có thđảm bo giá cao su n định; bên cạnh đó chính phủ các nước nên tăng cường kim soát diện tích trng cao su để cân bng cung cu trong tương lai. Phải mất khoảng bảy năm để cây cao su cho thu hoạch và kéo dài trong 20 – 25 năm sau đó.
 
Tổng Thư ký Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) Salvatore Pinizzotto cho biết, nông dân có thể buộc phải tiếp tục sản xuất ở mức giá thấp hiện tại do các khoản đầu tư lớn trong thời kỳ giá tăng cao, góp phần vào tình trạng dư thừa.
 
Để giúp ổn định giá, Thái Lan, Indonesia và Malaysia – các nước chiếm khoảng 70% sản lượng cao su thế giới – đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu tổng cộng 240.000 tấn trong vòng bốn tháng bắt đầu từ tháng 4/2019.
 
Trong khi Thái Lan – nước sản xuất lớn nhất thế giới – đồng ý cắt giảm xuất khẩu nhưng khó có thể cắt giảm sản lượng. Với cuộc bầu cử vào ngày 24/3/2019, các đảng chính trị đã tìm cách giành được phiếu bầu của nông dân bằng việc đảm bảo giá bán, các khoản vay hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp, nhờ đó sẽ giúp gia tăng sản lượng cao su. Nông dân chiếm hơn một nửa số cử tri tại Thái Lan.
 
Tại Malaysia, chính phủ cho biết sẽ tiếp tục dự án xây dựng đường cao su và đã phê duyệt khoản ngân sách 100 triệu Ringgit (24,58 triệu USD) để bảo trì và xây dựng đường giao thông tại các cảng biển và khu công nghiệp bằng cách sử dụng nhựa đường kết hợp với cao su thiên nhiên.
 
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Datuk Seri Mohamed Azmin Ali mới đây đã công bố có tổng cộng 552.543 hộ cao su tiểu điền trong nước sẽ được hưởng lợi từ khoản tiền 338 triệu Ringgit (83 triệu USD) thông qua Cơ quan Phát triển Cao su tiểu điền (Risda).
 
Risda cho biết khoản tiền này sẽ đáp ứng cho các chương trình như tái canh cây cao su, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, các hoạt động kinh tế và kinh doanh bổ sung, kế hoạch khuyến khích tăng năng suất cao su cũng như tăng cường hỗ trợ và đào tạo cho các hộ tiểu điền.
 
Thái Lan chiếm khoảng một phần ba sản lượng cao su thế giới, theo sau là Indonesia chiếm 27,3% và Malaysia là 8,8%. Malaysia cũng là nước xuất khẩu găng tay cao su và y tế lớn nhất thế giới.
 
Ông Coleman cho biết vấn đề không phải là nhu cầu cao su yếu đi mà là cung vượt cầu. Giá thấp là cách thị trường loại bỏ các nhà sản xuất không hiệu quả.
Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam lược dịch (Thanh Danh), nguồn: https://www.malaymail.com/news/malaysia/2019/03/22/rubber-rubber-everywhere-with-oversupply-malaysia-among-countries-hit-by-fa/1735307, ngày 22/3/2019


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>