Tin tức >> Tin cao su ngoài nước

Mưa lớn gây thiệt hại nặng cho sản xuất cao su Ấn Độ

04/09/2018

 Sản lượng cao su Ấn Độ chắc chắn sẽ giảm trong năm 2018, khi hàng loạt vườn cao su tại Kerala, đặc biệt là vành đai Travancore, trải qua đợt dịch bệnh rụng lá bất thường trong đợt mưa chưa từng có tiền lệ trong vài tháng qua.


 Diễn biến này đang tác động mạnh lên sản xuất vào thời điểm Tổng cục Cao su Ấn Độ thu thập dữ liệu, dự kiến công bố trong tuần này. Ngoài ra, các báo cáo về bệnh thối cây ở những cây chưa trưởng thành, có thể làm chậm lại giai đoạn cho thu hoạch của các vườn cao su mới trồng. Theo Tổng cục Cao su Ấn Độ, thị trường cao su nước này đang gặp tình trạng thâm hụt cung – cầu.

Nỗi lo về sản xuất dẫn đến giá cao su thiên nhiên trên thị trường Ấn Độ tăng trong vài ngày vừa qua. Giá cao su thiên nhiên giao ngay, vốn dao động quanh ngưỡng 131 Rupees/kg hồi đầu tháng 8, hiện đã tăng lên mức 134 Rupees/kg. Tương tự, giá cao su tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa quốc gia chốt giá ngày càng cao. Hợp đồng cao su giao tháng 9 chốt phiên giao dịch ngày 27/8 ở mức 13.425 Rupees/100kg.
Shajimon Jose, lãnh đạo Chirakkadavu RPS tại Kanjirappilli, cho biết sản lượng cao su thiên nhiên giảm trong vài tuần vừa qua, chỉ đạt 1.000 – 1.200 tấn/tuần so với mục tiêu 1.500 tấn/tuần của Tổng cục Cao su. Các đợt mưa bắt đầu từ tháng 4 cũng dẫn đến việc mất gần 40 ngày cạo mủ/ha. Giá cao su thiên nhiên giảm cũng làm giảm động lực khai thác mủ của nông dân. Bên cạnh đó, chính sách thuế GST gây bất lợi cho ngành cao su thiên nhiên: đối với cao su thiên nhiên, mức thuế ở mức thường 5%; nhưng với các đầu vào khác như nhựa, gôm, mủ chén,… lại có mức thuế GST lên tới 18%. Chi phí bảo vệ mỗi cây khỏi thời tiết mưa lũ cũng tăng lên 6,2 Rupees.
PC Cyriac, Chủ tịch Tổ chức the Indian Farmers Movement, cho rằng giá cao su thiên nhiên giảm là do nhập khẩu cao su. Cho tới khi nhập khẩu cao su không giảm thì tình hình vẫn còn tồi tệ hơn nữa, ông nhận định. Đồng thời, ông cũng kêu gọi lãnh đạo ngành công nghiệp chào mua giá có lợi cho cao su nội dạ.
Trong khi đó, Rajiv Budharaja, Tổng Giám đốc Hiệp hội Các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ, dự báo sản xuất cao su nội địa sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Trong khi đó, thâm hụt cung – cầu cao su thiên nhiên ngày càng rộng. Trong quý 1 năm tài khóa 2018/19, hơn 40% nhu cầu cao su thiên nhiên tại Ấn Độ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu cao su  thiên nhiên do thâm hụt nội địa.
Hoạt động cạo mủ trong tháng 7 bị hạn chế do mưa và trong tháng 8, mưa thậm chí còn khiến hoạt động cạo mủ hoàn toàn ngưng trệ và thị trường không có nguồn cung trong tháng 8. Mặt khác, nhu cầu đối với lốp xe thương mại và máy kéo tăng vọt; cả hai phân khúc lốp xe này đều sử dụng nhiều cao su thiên nhiên. “Ngành sản xuất lốp xe dự báo thâm hụt cung – cầu lên tới 500.000 tấn trong năm tài khóa sắp tới. Chính phủ cần đặc biệt lưu ý vấn đề này”. Ông Rajiv Budharaja cho rằng cần đánh giá tình trạng trung hạn do thiệt hại đối với hoạt động sản xuất. Mỗi cây cao su có tuổi đời khoảng 25 – 30 năm và cần có đánh giá mức độ tác động tới hoạt động sản xuất cao su.
Đồng thời, India Ratings & Research cho rằng gián đoạn trong nguồn cung cao su thiên nhiên từ Kerala sẽ buộc các công ty sản xuất lốp xe phải tìm cách tăng nhập khẩu. Sản xuất nội địa chỉ đáp ứng hơn 50% nhu cầu của các công ty sản xuất lốp xe tại Ấn Độ và Kerala chiếm gần 90% tổng sản lượng cao su thiên nhiên nội địa. Nhập khẩu cao su thiên nhiên hiện đang chịu mức thuế 25%. Ngoài ra, do đồng Rupee giảm giá, nhập khẩu cao su thiên nhiên trở nên đắt đỏ hơn và sẽ gây thiệt hại cho lợi nhuận biên của các công ty sản xuất lốp xe.
Theo The Hindu Bussiness Line, nguồn: http://gappingworld.com/mua-lon-gay-thiet-hai-nang-cho-san-xuat-cao-su-an-do/, ngày 28/8/2018 và nguồn: https://www.thehindubusinessline.com/economy/agri-business/rains-hit-rubber-output/article24794193.ece, ngày 27/8/2018 (TD trích dẫn)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>