Tin tức >> Kinh tế trong nước có liên quan

Bùng nổ showroom ảo

13/05/2021

Đầu tư, tham gia vào các nền tảng để có thể tiếp cận khách hàng là lựa chọn của các đơn vị kinh doanh nội thất hàng đầu trên thế giới. Xu hướng này, được xem là giải pháp thaỵ thế hiện đại và hiệu quả nhất trong bối cảnh hiện nay.


Ngày 20/01/2021, nhà sản xuất nội thất Đan Mạch, Steens Group, đã khai trương một showroom ảo mới vào đúng ngày mà triển lãm nội thất thường niên Imm Cologne 2021 lẽ ra đă khai mạc.

Giải pháp thay thế
Như trong suốt 30 năm trưng bày tại Imm, Steens đã lên kế hoạch tung ra một số dòng sản phẩm mới, với trọng tâm năm nay là bộ sưu tập dành cho trẻ em, Oniria. Tuy nhiên, do chương trình bị hủy bỏ, Steens đă chủ động và chuyển hướng đầu tư sang một showroom ảo tương tác, nhờ vậy khách hàng có thể xem các bộ sưu tập mới và các bộ sưu tập được lựa chọn khác chỉ bằng một cú click.
Keld Dissing, Giám đốc phạm vi của tập đoàn này cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được rằng triển lãm trực tuyến không thể thay thế các bài thuyết trình trong thực tế, nhưng đây là một giải pháp tốt để thay thế. Chúng tôi không muốn mất đà vì những hạn chế của đại dịch, thế nên thay vì hội chợ thương mại Cologne và Birmingham, chúng tôi mời khách hàng xem bộ sưu tập của mình trên mạng và lấy cảm hứng trước khi trò chuyên với chúng tôi qua điện thoại, email hoặc video Chat. Chúng tôi vẫn ờ đây, liên tục nghĩ ra và phát triển các phạm vi mới thú vị!".
Trải nghiệm liền mạch
Cùng với Steens Group, nhà bán lẻ đồ nội thất độc lập lớn nhất của Anh, Purniture Village cũng đã ra mắt Virtual Village, cửa hàng ảo 3D mới của mình. Với mục tiêu mang đến "trải nghiệm mua sắm thực trên không gian ảo", khách hàng được mời tham quan Virtual Village sẽ có được lời khuyên của chuyên gia trực tiếp từ trang web cùa cửa hàng, qua điện thoại, LiveChat hoặc gọi video. Sau đó, thông qua công nghệ 3D, họ có thế "đi dạo" quanh cửa hàng, xem qua các sản phẩm và phóng to để xem kỹ hơn. Mọi sản phẩm đều có thể mua được, với tất cả chi tiết lựa chọn, thời gian đặt hàng và giá cả có sẵn chỉ bằng một cú nhấp chuột, cùng với đó là danh sách rút gọn tiện dụng.
Peter Harrison, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Furniture Village, nhận xét: "54 cửa hàng bán lẻ của chúng tôi có thể đóng cửa nhưng Virtual Village của chúng tỏi vẫn hoạt động tốt và thực sự mở rộng cho hoạt động kinh doanh". Furniture Village hiện là nhà bán lẻ nội thất độc lập đầu tiên áp dụng hình thức bán lẻ trải nghiệm trên quỵ mô lớn. CEO thương hiệu này cho biết, ông rất vui vì đã mang đến cho khách hàng một trải nghiệm liền mạch. Virtual Village mang đến cho môi trường kỹ thuật số sự khám phá và hứng thú khi mua sắm tại cửa hàng. "Công nghệ nảy thực sự thu hút khách hàng và hỗ trợ cho quá trình quyết định mua sắm", ông nói.
Đồng quan điểm, Charlie Harrlson, Giám đốc thương mại, cho biết để Virtual Village có thể hiện diện và trở nên sống động như hiện nay, đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp phải suy nghĩ và hành động theo phương thức đa kênh. "Phải truyền được "lửa" để nhóm bán lẻ của chúng tôi chuyển hướng sang trực tuyến thật sự nhanh nhẹn như nhảy vào LiveChats, tổ chức các cuộc hẹn qua gọi video với khách hàng đế chốt đơn. Bí quyết để làm được điều này là phải thực sự áp dụng tư duy bán hàng trực tuyến là ưu tiên hàng đầu".
Hình ảnh lẫn âm thanh
Trước đó, thương hiệu thiết kế châu Âu Made.com cũng có động thái thích ứng với nhu cầu kỹ thuật số ngày càng tăng bằng cách giới thiệu một số sáng kiến nhằm cải thiện trải nghiệm và sự tương tác của khách hàng.
Trong đó, bao gồm việc ra mắt showroom 3D ảo đầu tiên. Với sự trợ giúp của kính và tai nghe VR, người mua hàng có thế trải nghiệm showroom Amsterdam cùa Made và khám phá các sản phấm của hãng này từ mọi góc độ. Để tổ chức được không gian ảo cho khách hàng chiêm ngưỡng, cuối năm 2019 Made tố chức một không gian thật nằm phía trên showroom Made ờ thủ đô Hà Lan. Đó là căn hộ rộng hơn 80m2, được trang bị một loạt đồ nội thất, ánh sáng và phụ kiện gia dụng theo những thiết kế hàng đầu từ các bộ sưutập mới nhất của thương hiệu này. Sau đó, scan bằng công nghệ 3D để có hình ảnh chân thực. Khi người xem di chuyển qua không gian ảo, họ có thể nhấp vào một loạt thẻ để xem các câu chuyên riêng lẻ đằng sau sản phấm, từ chi tiết thiết kế đến nguồn cảm hứng và sự hợp tác của nhà thiết kế. Ngoài ra còn có phần hướng dẫn thêm bằng âm thanh, do Giám đốc thiết kế của Made – Ruth Wassermann, phụ trách.
Để có trải nghiệm VR đầy đù, khách hàng quan tâm có thể nhận Google Cardboard miễn phí từ một trong 7 showroom của Made trên khắp châu Âu. Ngoài ra, trên Instagram, thông qua bộ lọc thực tế tăng cường (AR) đặc biệt, người hâm mộ có thể nhìn vảo showroom này qua một cánh cổng, hoặc chuyển sang "chế độ selfie", nơi họ sẽ gần như có mặt bên trong không gian để khám phá từng phòng 360°.
Chưa hết, công cụ "Mua hàng qua ảnh của bạn" được công nghệ AI hỗ trợ cho phép khách hàng mua sắm và tìm các sản phẩm Made dựa trên ảnh của họ hoặc cảm hứng từ Pinterest, trong khi trình xem 3D cho phép khách hàng thử đặt sản phẩm vào nhà của họ với sự trợ giúp của AR. Giám đốc sáng tạo của Made, Jo Jackson, cho biết: "Những gì chúng ta đã trải qua trên toàn thế giới trong năm nay đã khiến nhiều thương hiệu như của chúng tôi phải hoàn toàn suy nghĩ lại về cách giới thiệu sản phẩm và tương tác với khách hàng". Theo Jo, công nghệ kỹ thuật số đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong việc giúp con người kết nối giữa đại dịch. "Trong tình huống này, doanh nghiệp chỉ còn cách là phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm sáng tạo và đầy cảm hứng", ông khẳng định.
Đại An (tổng hợp), nguồn:Ấn phẩm Gỗ & Nội thất số 79 của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), (HG trích dẫn)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>