Tin tức >> Kinh tế thế giới có liên quan

Kinh tế Trung Quốc sẽ thế nào khi 'đi trước một bước' trong cuộc đua hậu Covid-19?

04/05/2020
Trung Quốc đang đi trước thế giới một bước trong cuộc đua phục hồi hậu Covid-19, song việc khởi động lại con tàu kinh tế của quốc gia này vẫn gặp nhiều bất trắc.
 

  

Con đường phục hồi kinh tế hậu Covid-19 của Trung Quốc vẫn còn dài và không chắc chắn. Hình ảnh một nhà máy sản xuất ắc quy ở tỉnh An Huy. (Nguồn: AFP)
Trung Quốc đang thúc đẩy khôi phục các hoạt động kinh tế sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19. Quốc gia này đang chiếm lợi thế hơn so với Liên minh châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản – những nền kinh tế vẫn còn đang phải vật lộn để kiểm soát virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sự lao dốc của kinh tế Trung Quốc hậu Covid-19 có khả năng là hồi chuông cảnh báo những kịch bản đau đớn cho tất cả các nền kinh tế lớn.
Chỉ trong vỏn vẹn 3 tháng, cú sốc bất ngờ từ đại dịch Covid-19 đã cuốn trôi gần 7 điểm tăng trưởng của Trung Quốc. GDP của Trung Quốc trong quý I/2020 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019. Kinh tế Trung Quốc chính thức lao vào tăng trưởng âm lần đầu tiên kể từ năm 1992.
Kết quả trên khiến nhiều người đặt ra câu hỏi rằng, liệu điều tồi tệ nhất đối với Trung Quốc đã qua chưa và quốc gia này có thể phục hồi kinh tế hay không?
Bất trắc vẫn còn
Mặc dù con số thống kê quý I/2020 đáng thất vọng nhưng hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã có sự hồi phục đáng kể trong tháng 3. Chẳng hạn, tăng trưởng sản xuất ngành công nghiệp, đầu tư tài sản cố định và doanh số bán lẻ đã tăng ở mức lần lượt là -1,1%, -9,4% và -15,8% từ mức -13,5%, -24,5% và -20,5% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2.
Phần còn lại của thế giới đang hy vọng vào sự phục hồi của Trung Quốc sẽ phần nào giảm bớt căng thẳng cho các đối tác thương mại. Sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh đã từng giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Dù vậy, vẫn còn quá sớm để xem số liệu tăng trưởng tháng 3 là bằng chứng cho sự phục hồi kinh tế Trung Quốc bởi hàng loạt bất trắc vẫn đang chờ ở phía trước.
Thứ nhất, sự phục hồi vào tháng 3 là kết quả của hoạt động trở lại sau thời gian phong tỏa rộng rãi vào cuối tháng 1 và tháng 2 ở quốc gia này. Tình trạng gián đoạn ban đầu đã nghiêm trọng đến mức ngay cả việc nối lại một phần hoạt động kinh tế cũng đủ để mang lại sự phục hồi đáng chú ý.
Thứ hai, sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc mà không có triệu chứng hay các trường hợp nhiễm bệnh từ nước ngoài đang chứng tỏ rằng, cuộc chiến chống lại đại dịch của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chưa thực sự kết thúc.
Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 khiến Trung Quốc không những phải “đầu tắt mặt tối” với công cuộc đối phó dịch bệnh mà còn làm cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị “sứt đầu mẻ trán” trên nhiều phương diện. Đại dịch đã tác động trực tiếp vào ngành xuất khẩu. Dù Trung Quốc đã khởi động lại gần như toàn bộ hoạt động kinh tế, công nhân đã trở lại nhà máy thì hàng hóa của quốc gia này rất khó tiêu thụ bởi hầu hết các đối tác thương mại lớn vẫn đang trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Cary Huang, một chuyên gia kỳ cựu am hiểu về Trung Quốc cho hay, ở trong nước, nền kinh tế vẫn chưa hoạt động hết công suất, điều này thể hiện qua sự sụt giảm mạnh về du lịch, sự vắng bóng khách hàng tại các trung tâm thương mại lớn hay tại các sân bay.
Theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, đến ngày 17/4, trung bình một tuần số lượng chuyến đi của hành khách trên các phương tiện di chuyển như đường sắt, đường bộ, đường thủy và trên các chuyến bay dân sự là 19,8 triệu chuyến; giảm mạnh so với mức 47,4 triệu chuyến đi trong cùng kỳ năm 2019
Các chuyến đi của hành khách bằng tàu điện ngầm tại các trung tâm kinh tế lớn cũng có dấu hiệu suy giảm. Tại Thượng Hải, tính đến ngày 19/4, trung bình một tuần các chuyến di chuyển bằng tàu điện ngầm là 6,7 triệu chuyến, chỉ bằng gần một nửa so với con số 11,1 triệu chuyến cùng kỳ năm 2019. Tại Quảng Châu, mức trung bình tương tự là 5 triệu chuyến; giảm từ con số 9,3 triệu và tại Bắc Kinh, con số này là 3,1 triệu; giảm từ 9,4 triệu.
“Không khó để nhận thấy, đại dịch vẫn đang hoành hành toàn cầu và nguy cơ một ổ dịch mới ở Trung Quốc là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, hy vọng về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong quý II/2020 hoặc trong tương lai gần thật khó khăn”, chuyên gia Cary Huang khẳng định. Hiện tại, Bắc Kinh vẫn đang áp đặt lệnh cấm nghiêm ngặt đối với người nước ngoài và tiếp tục siết chặt kiểm soát biên giới.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể hoạt động hết công suất, thể hiện qua sự sụt giảm mạnh về du lịch, vắng bóng khách hàng tại các trung tâm thương mại lớn hay tại các sân bay. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)
Triển vọng tiếp tục ảm đạm
Theo chuyên gia Cary Huang, nền kinh tế Trung Quốc từ lâu được thúc đẩy bởi đầu tư vốn, tiêu dùng và xuất khẩu. Trong những yếu tố này, đầu tư vốn sẽ là khu vực phục hồi nhanh chóng nhất.
Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp hỗ trợ như tăng chi tiêu tài khóa, cắt giảm lãi suất cho vay và phát hành trái phiếu đặc biệt của Chính quyền địa phương cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn. Vì vậy, Trung Quốc sở hữu lá bài quan trọng và có thể dễ dàng tạo cú hích cho nền kinh tế qua hàng loạt các dự án xây dựng các công trường, mở rộng sân bay…
Tuy nhiên, quy mô của chính sách kích thích kinh tế của Trung Quốc vẫn còn khiêm tốn do lo ngại về sự ổn định tài chính và mức nợ cao. Cho đến nay, phản ứng tài chính của Bắc Kinh đối với đại dịch chỉ chiếm hơn 3% GDP, so với 10% ở Washington và 20% ở Tokyo.
Đối với tiêu dùng, theo số liệu từ Tổng Cục Thống kê Trung Quốc, chỉ số bán lẻ trong tháng 3 đã giảm gần 16% so với cùng kỳ năm 2019. Có tới 60% người tiêu dùng Trung Quốc tuyên bố sẽ cắt giảm chi tiêu so với thời kỳ trước Covid-19. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Trung Quốc hiện vẫn bị ảnh hưởng cả bởi các biện pháp kiểm dịch và giãn cách xã hội.
Ngoài ra, xuất khẩu của Trung Quốc có thể tiếp tục suy giảm trong những tháng tới do nhu cầu toàn cầu giảm mạnh. Công ty Gavekal Dragonomics ước tính, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 20 – 45% và tăng trưởng GDP của quốc gia này cũng giảm từ 4 – 8 điểm phần trăm trong quý II/2020.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán, ​​Trung Quc s duy trì mc tăng trưởng 1,2% trong năm 2020, trong khi thế gii s tri qua mt cuc suy thoái ti t hơn cuc đại khng hong năm 2008. Tuy nhiên, gii chuyên gia khng định rng, ngay c khi Trung Quc đang "đi trước thế giới một bước" trong cuộc đua hậu Covid-19 thì con đường phục hồi vẫn còn dài và không chắc chắn. Thời gian tới, thách thức dành cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới còn là nợ xấu, thất nghiệp và phá sản.
Khi tất cả các nền kinh tế lớn phải đối mặt với “cơn co thắt sâu” trong giai đoạn quý II/2020 thì Trung Quốc cũng sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn được dự báo trước. Vì vậy, những kỳ vọng lạc quan về “vận may” của Trung Quốc vẫn phải thận trọng.
Sau đại dịch Covid-19, Trung Quốc vẫn là một cửa ngõ quan trọng của kinh tế toàn cầu nhưng ngược lại, đừng quên rằng, phần lớn nền kinh tế lớn thứ 2 đang phụ thuộc vào phần còn lại của thế giới. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 vẫn đang tấn công khắp thế giới và đối với những quốc gia này, nền kinh tế sẽ tiếp tục tồi tệ trước khi trở nên tốt hơn.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>