Tin tức >> Kinh tế thế giới có liên quan

Khan hiếm chip toàn cầu có thể sớm thành “cuộc khủng hoảng thừa”?

28/02/2022

Khi tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu ngày càng trở nên trầm trọng thì câu hỏi được đặt ra là tình trạng đó sẽ kết thúc như thế nào?


Tờ Nikkei Asia đã đăng những phân tích của bà Alicia Garcia-Herrero, kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Natixis và là thành viên nghiên cứu cấp cao tại Bruegel, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Brussels. Theo bà Alicia Garcia-Herrero, thực tế trong năm qua cho thấy, nguồn cung chip hạn chế đã dẫn đến việc người dùng phải sử dụng các sản phẩm điện tử với giá cao hơn. Bên cạnh đó là những tác động khác như gián đoạn trọng hoạt động công nghiệp và ảnh hưởng tới an ninh của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong số những lý do của tình trạng này có lý do mang tính chu kỳ và cầu trúc khiến nhu cầu về chất bán dẫn tăng mạnh. Theo chu kỳ, với quá nhiều hoạt động sản xuất và giáo dục phải chuyển sang trực tuyến vì đại dịch, nhu cầu các sản phẩm điện tử thực sự bùng nổi. Việc dự trữ hàng hóa trong bối cảnh đại dịch cũng dẫn đến điểm tắc nghẽn trên thị trường chất bán dẫn toàn cầu. Về cấu trúc, ngày càng nhiều phương tiện cần tới chất bán dẫn, trong đó đặc biệt là các phương tiện thông minh cần những loại chip đặc biệt được sản xuất tại các cơ sở tiên tiến.
Các chính phủ, công ty lớn đang đẩy mạnh chi tiêu
 để nâng cao nguồn cung chip
Đứng trước nhu cầu tăng vọt, ngành bán dẫn toàn cầu đã phản ứng theo hai cách: Đầu tiên đã tăng chi tiêu vốn. Điều này thấy rõ ràng ở ông lớn TSMC. Ông lớn chất bán dẫn này sẽ tăng chi tiêu vốn từ 30 tỷ USD vào năm 2021 lên 44 tỷ USD trong năm 2022 với kỳ vọng nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục nóng. Thứ hai, chính phủ của một số nền kinh tế lớn đã thực hiện những chương trình chi tiêu khổng lồ nhằm cố gắng sản xuất chip trong nước. Điển hình là Trung Quốc. Nước này bắt đầu cuộc đua vào năm 2014 với việc thành lập hai quỹ lớn liên tiếp nhằm hỗ trợ ngành sản xuất bán dẫn trong nước. Bắc Kinh xác định đây là một trong những bước đi quan trọng nếu Trung Quốc muốn tiến thêm những bước xa hơn về công nghệ. Tổng vốn đầu tư của Trung Quốc theo kế hoạch đã vào khoảng 50 tỷ USD. Điều này chắc chắn sẽ có tác động đến việc nguồn cung chip nhưng rất có thể chỉ với mảng các chất bán dẫn điện tử thông thường. Hoa Kỳ, EU cũng có những động thái tương tự. Bản thân TSMC ngày càng chuyên sâu vào mảng chip công nghệ cao nhưng vẫn phân bỏ 20% tương đương với 9 tỷ USD cho việc mở rộng sản xuất các loại chip thông thường. Chính vì thế, có thể dẫn đến tình trạng dư cung trong dài hạn đặc biệt là mảng chất bán dẫn không quá tiên tiến.
Một xu hướng phát triển khác đang diễn ra trong ngành công nghiệp bán dẫn là việc mở rộng ra nước ngoài đang được thực hiện bởi các nhà sản xuất chip hàng đầu trong các dự án trường xanh hoặc mua lại. TSMC đã công bố kế hoạch đầu tư mạnh hơn tại Hoa Kỳ, Nhật Bản và sắp tới có khả năng là Đức, Cộng hòa Czech. Tương tự như vậy, Foxconn cũng vừa công bố kế hoạch đầu tư sản xuất chip ở Ấn Độ.
Dự báo đến năm 2023, nguồn cung chip sẽ
dồi dào hơn (Ảnh minh họa – Ảnh: AP)
Bà Alicia Garcia-Herrero nhận đinh, tình trạng thiếu chip sẽ giảm nhẹ vào năm 2022 với việc sản xuất được thúc đẩy ở châu Á. Dự báo đến năm 2023, nguồn cung sẽ dồi dào hơn, kết quả của làn sóng sản xuất mới. Tuy nhiên, với mảng chip công nghệ cao, tình trạng thiếu hụt sẽ vẫn diễn ra. Chuyên gia này cũng lưu ý những dự đoán sẽ bị tác động bởi tình hình chính trị do nguồn cung đất hiếm, nguyên liệu quan trọng để sản xuất chất bán dẫn có thể gặp khó khăn do những căng thẳng địa chính trị. Những yếu tố khác có  tác động bao gồm biến đổi khí hậu và nhu cầu đáp ứng các mục tiêu phát thải khác nhau.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>