Tin tức

Bình Dương: Diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 3 lần sau 4 năm

05/10/2020

Tỉnh Bình Dương đang chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đầu tư trên quy mô lớn. 


Hiện tỉnh này có hơn 5.300 ha diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng gấp 3 lần so với 2016. Theo UBND tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2017 2020, tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại ngành trồng trọt theo hướng phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các vùng chuyên canh cây cao su, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, gắn với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị ở các huyện phía Bắc. Đẩy mạnh ứng dụng giống năng suất và chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh cho các cây trồng chủ lực như: Cao su, hồ tiêu, cam, quýt, bưởi da xanh, bưởi đường lá cam, măng cụt, rau, hoa... Đến năm 2020, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp đô thị của tỉnh đạt trên 150 ha (tăng 15% so với năm 2016). Tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt 5.345,3ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2016. Nhiều các loại cây trồng có giá trị như: Rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh…

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các loại cây trồng có giá trị như dưa lưới, cây có múi, chuối được các tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đem lại năng suất, chất lượng sản phẩm cao nhất.Tính tới nay, toàn tỉnh có 75 cơ sở sản xuất được cấp chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt với tổng diện tích khoảng 469 ha. Qua đó, giá trị bình quân sản xuất nông nghiệp đạt trên 95 triệu đồng/ha/năm. Một số mô hình trồng bưởi ứng dụng công nghệ cao có thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/ha/năm.
Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao sản xuất ổn định với 142 trang trại đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn gần 8,3 triệu con. Chăn nuôi heo thịt, heo giống chất lượng cao có 154 trang trại với tổng đàn 517 ngàn con. Chăn nuôi vịt thịt có 15 trại với số lượng 205 ngàn con. Nhiều công ty, trang trại và hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến đạt tiêu chuẩn châu Âu vào sản xuất chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao hình thành. Ảnh: Dương Bình
Bình Dương còn xây dựng, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, hiện đã có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao gồm: Khu nông nghiệp công nghệ cao Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên); Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Tân Hiệp và Phước Sang (huyện Phú Giáo); Khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên) và Khu nông nghiệp công nghệ cao An Thái (huyện Phú Giáo).


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>