Tin tức

TS. Trần Viết Huân - Phó Chủ tịch CIO Việt Nam: “Chuyển đổi số phải là một hành trình liên tục”

13/05/2021

Chuyển đổi số đang là mối quan tâm lớn của cộng đồng doanh nghiệp (DN). Trong vai trò Phó Chủ tịch CIO Việt Nam, tổ chức gắn kết và hợp tác ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) uỵ tín ở Việt Nam và khu vực, ông Trần Viết Huân đánh giá, Covid-19 là chất xúc tác thúc đẩy và tạo ra nền tảng ban đầu để việc chuyển đổi số, từ khởi điểm chỉ là chất chiến thuật đã trở nên chiến lược lâu dài cho DN Việt Nam.


 * Năm 2020, chuyến đối số là một từ khóa mang tính "thời thượng", ông đánh giá thế nào về tính thực tế của khái niệm này?

Chuyển đổi số (CĐS) trong năm 2020 được nhiều DN tiếp cận theo một phương thức thực tế hơn nhằm giải quyết những vấn đề có tính chất sống còn trong kinh doanh thời kỳ Covid-19 như là thay đổi cách thức tiếp cận với khách hàng. Mô hình hội chợ trực tuyến HOPE của HAWA, các cửa hàng bán lẻ trên các marketplace... cũng như việc thay đổi mô hình làm việc với các nền tảng cộng tác số là ví dụ. Các DN đã qua giai đoạn đặt câu hỏi "CĐS là gì", "nên bắt đầu từ đâu" mà đã đi những bước đi đầu tiên và quyết liệt trên hành trình CĐS để tồn tại và phát triển trong một năm đầy sóng gió.
Nếu trong năm 2019, theo thống kê của Bộ Công Thương, có đến 61% DN đứng ngoài câu chuyện CĐS thì con số trên được cải thiện đáng kể trong năm 2020 với "chất xúc tác Covid-19”. CĐS trước tiên là thay đổi tư duy, đặc biệt là tư duy của lãnh đạo. Năm 2020 có thể được xem là một năm bản lề trong việc các lãnh đạo DN Việt đã có thay đối đáng kế về tư duy CĐS.
Khái niệm CĐS đã được giới thiệu, trao đổi đến các DN Việt từ năm 2016, cùng lúc với làn sóng CĐS của thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đi khá chậm do vẫn thiếu nền tảng hạ tầng số cũng như sự thiếu đồng bộ của hệ thống vĩ mô. Thậm chí nhiều DN chỉ mới bắt đầu quá trình "tin học hóa", và trong nhiều trường hợp CĐS chỉ là một cách gọi khác cho khái niệm "tin học hóa" trước kia.
Từng trải qua các làn sóng công nghệ trước đó ở Việt Nam như điện toán đám mây từ năm 2008, thành phố thông minh 2010, tôi thấy có những điếm giống nhau trong cách thức chúng ta tiếp cận với làn sóng công nghệ của thế giới: bắt đầu rất sớm với những DN tiên phong nhưng trên bình diện vĩ mô thì đi chậm và thậm chí bị bỏ lại phía sau. Trong nhiều ngành, từ 2019 trở về trước, nhiều DN nhận thức được sự chuyển dịch tất yếu về mô hình kinh doanh được hình thành trên các nền tảng công nghệ mới, nhưng họ vẫn cho rằng sự dịch chuyển đó sẽ xảy ra chậm hơn ở Việt Nam cũng như muốn chờ đợi kinh nghiệm thành công của những người đi trước hơn là chấp nhận rủi ro của người đi tiên phong. Đại dịch Covid-19 ập đến và chúng ta chợt nhận ra sự dch chuyển diễn ra nhanh hơn chúng ta dự đoán rất nhiều.
*Trong bối cảnh đó, việc tiếp nhận thông tin CĐS các lãnh đạo DN Việt Nam diễn ra thế nào?
Càng ngày khoảng cách giữa vai trò lãnh đạo kinh doanh và lãnh đạo công nghệ thông tin (CNTT) thu hẹp đáng kể. Nhiều lãnh đạo DN rất am hiểu về công nghệ, cũng như nhiều lãnh đạo CNTT mở rộng vai trò của mình sang các lĩnh vực kinh doanh, vận hành. Tôi hy vọng là sau cú hích mang tên Covid-19, việc CĐS sẽ đi vào chiều sâu và là một hành trình liên tục chứ không phải là một bước đi có tính chất đổi phó.
* Với DN trong ngành chế biến gỗ thì sao, thưa ông?
Cuối năm 2019, khi được HAWA mời tham gia tư vấn về CĐS trong khuôn khổ hợp tác với CIO Việt Nam, lúc đó tôi vẫn nghĩ các DN trong ngành chế biến gỗ khá "truyền thống" trong làn sóng CĐS. Tuy nhiên, qua nhiều cuộc trao đối, tiếp xúc, tôi nhận ra, nhiều lãnh đạo DN ngành chế biến gỗ có tầm nhìn và tư duy rõ ràng và quyết liệt về CĐS. Số lượng gần 100 DN tham gia vào nền tảng trực tuyến HOPE là một con số ấn tượng và là một minh chứng cho sự thay đổi về tư duy của lãnh đạo DN.
* Ông có thể chia sẻ những thách thức nào đang hạn chế DN Việt Nam tiếp cận cũng như triến khai CĐS?
Một khi lãnh đạo DN thay đổi tư duy về CĐS, thách thức đầu tiên là nhân lực. Đa phần DN Việt ở quy mô vừa và nhỏ với đầu tư hạn chế về CNTT nên hầu như trước kia không có vai trò lãnh đạo CNTT trong DN. Do đó, nhiều DN bây giờ đã thay đổi tư duy nhưng lại gặp thách thức không nhỏ trong việc tuyển dụng nhân tài từ bên ngoài, đặc biệt là lãnh đạo công nghệ am hiểu về ngành.
Chi phí đế đầu tư một nền tảng hạ tầng công nghệ và dữ liệu cũng là một thách thức không nhỏ, đặc biệt là trong hoàn cảnh thắt lưng buộc bụng hiện nay. Tuy nhiên chi phí công nghệ ngày càng rẻ cũng như các mô hình điện toán đám mây cung cấp nhiều lựa chọn đầu tư linh hoạt cho DN. Nên đến hiện nay, thách thức lớn nhất của DN là làm sao xây dựng được văn hóa, tư duy CĐS cho cả tập thể.
* Riêng việc thiếu hụt nhân sự CNTT các DN Việt Nam có là rào cản lớn?
Tôi muốn nhấn mạnh đến việc thiếu hụt nhân sự lãnh đạo CNTT nhiều hơn. Trong nhiều DN hiện nay, chỉ có vai trò nhân viên hỗ trợ CNTT hay cao nhất là quản lý cấp trung về CNTT chứ chưa có đội ngũ nhân sự lãnh đạo CNTT đích thực. Nếu lâu nay chúng ta không xây dựng nguồn nhân lực lãnh đạo CNTT trong DN, trong ngành của mình thì bây giờ phải tìm kiếm từ bên ngoài với một thị trường rất cạnh tranh. Để giải quyết điểm gút này, tôi vẫn thường đề nghị các lãnh đạo DN nhỏ phải đi học vể công nghệ hoặc hợp tác với các DN về công nghệ để giải quyết vấn đề thiếu hụt lãnh đạo CNTT.
* Với vai trò là lãnh đạo của Sơn Kim, ông kỳ vọng thế nào vê tác dụng của CĐS?
Lãnh đạo cao nhất của tập đoàn xác định rất rõ vai trò quan trọng của công nghệ trong mô hình kinh doanh của Sơn Kim. Ngay từ đầu năm 2020, chúng tôi đã xây dựng một môi trường làm việc số kết nối tất cả các công ty thành viên với nhau, kết nối từ lãnh đạo cao nhất của tập đoàn đến các nhân viên "tiền tuyến" tại các cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, cửa hàng thời trang – môi trường làm việc này đã giúp chúng tôi bảo đảm kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn trong suốt thời gian giãn cách xã hội. Chúng tỏi cũng đã xây dựng các nền tảng kinh doanh trực tuyến và đưa vào vận hành ngay trước dịch Covid-19. Nhờ vậy, Sơn Kim vẫn tăng trưởng về doanh thu trong bối cảnh nhiều cửa hàng của chúng tôi phải đóng cửa theo quy định.
Cắt giảm chi phí là việc đầu tiên DN nào cũng phải làm trong năm 2020, nhưng chúng tôi xác định vẫn tiếp tục đầu tư và quyết liệt triển khai các dự án công nghệ chiến lược như nền tảng dữ liệu khách hàng, ERP và Omni Channel cho SonKim Mode – một công tỵ thành viên của SonKim Retail, ERP cho SonKim Retail, hệ thống BI cho toàn bộ các công ty thành viên. Tôi tin, những dự án này sẽ giúp chúng tôi có được một nền tảng kinh doanh linh hoạt – Online kết hợp với các cửa hàng truyền thống giúp tăng trưởng về doanh thu, mở rộng về quy mô đồng thời tạọ được trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng trong thời gian tới.
Hoàng Phương (thực hiện), nguồn: Ấn phẩm Gỗ & Nội thất số 79 của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), (HG trích dẫn)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>