Tin tức

Trung Quốc tăng tốc thu mua, hàng loạt lý do khiến giá cao su duy trì mức cao

17/01/2022

Dù dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nhưng thị trường cao su thiên nhiên (CSTN) thế giới đang ở ngưỡng thâm hụt và còn kéo dài. Nhiều phân tích và dự báo đã cho thấy hàng loạt lý do khiến giá cao su sẽ còn duy trì ở mức cao.


Giá cao su sẽ còn duy trì ở mức cao

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC), sản lượng CSTN thế giới thực tế chỉ đạt khoảng 13,8 triệu tấn.Con số này chỉ tăng 2% so với dự báo nhu cầu hơn 14 triệu tấn trong năm 2020. ANRPC cũng dự báo mức tiêu thụ toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 45% so với năm 2021.Như thế, ngoài việc nguồn cung thiếu hụt, giá dầu đi lên cũng kéo theo giá cao su tổng hợp tăng.Nguyên nhân do dầu thô là nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp. Các chuyên gia nhận định, giá dầu có khả năng tiếp tục tăng mạnh.Nhu cầu nhập khẩu cao su của các thị trường lớn như châu Âu, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ dự báo tiếp tục xu hướng tăng, nhờ kinh tế các nước này đang dần hồi phục.
Theo Bộ Công Thương, Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 500.000 tấn CSTN mỗi tháng. Trong đó, chỉ có khoảng 115.000 tấn được đáp ứng từ nguồn cung nội địa. Như vậy Trung Quốc vẫn thiếu khoảng 385.000 tấn CSTN mỗi tháng. Đây cũng là nguyên nhân Trung Quốc đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn cao su để bù đắp lượng thiếu hụt trong 5 tháng cuối năm 2021.Dự báo, Trung Quốc sẽ phải nhập thêm 2 triệu tấn nữa để đáp ứng nhu cầu trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 4/2022.
ANRPC dự báo Trung Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh nhập khẩu CSTN do nhu cầu tích trữ hàng hóa trước Tết Nguyên đán, và chuẩn bị mùa cao su rụng lá năm 2022.ANRPC cũng dự báo nhu cầu cao su thế giới trong năm 2021 có khả năng kết thúc với mức thâm hụt khoảng 200.000 tấn (cung thế giới hơn 13,8triệu tấn; cầu hơn 14 triệu tấn).Trong khi đó, xu hướng hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch đang diễn ra rất mạnh. Đây sẽ là động lực giúp giá CSTN giữ vững trong thời gian tới, ít nhất đến hết quý II/2022.
Tổng cục cao su Ấn Độ cũng dự báo, trong năm 2022 sản lượng CSTN Ấn Độ chỉ đạt 800.000 tấn. Trong khi nhu cầu tiêu thụ của nước này lên tới 1,24 triệu tấn. Lượng thiếu hụt là 440.000 tấn cần phải nhập khẩu. 
Trên đây là những yếu tố giúp sẽ giá xuất khẩu cao su Việt Nam duy trì mức tăng trưởng trong thời gian tới.Với tình hình trong nước, Tổng cục Hải quan cho biết, trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã đạt 1,7 triệu tấn và 2,85 tỷ USD; tăng 11,9% về lượng và 40,8% về trị giá so với cùng kỳ 2020.Dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, nhưng có thể khẳng định, năm 2021 vẫn là một năm thành công của ngành cao su.Xuất khẩu cao su trong năm 2021 còn ghi nhận thêm 1 cột mốc rất quan trọng khi quay trở lại mốc 3 tỷ USD sau 10 năm. Cụ thể, năm 2011, do giá cao su xuất khẩu tăng cao kỷ lục, xuất khẩu cao su đã đạt hơn 3,2 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su trong nước đã trở lại mốc 3 tỷ USD sau 10 năm. Ảnh: TCCS
Thị trường cao su từ năm 2022 sẽ thuận lợi
Ban Thị trường Kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết, những khó khăn vẫn còn ở phía trước.Nhất là sự xuất hiện biến chủng mới Omicron, giá nguyên liệu tăng cao, tình hình vận chuyển chưa có dấu hiệu được cải thiện, tình trạng thiếu container rỗng sẽ tiếp tục diễn ra.Giá cước vận chuyển cao dự báo kéo dài trong năm 2022, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động phục hồi của nền kinh tế thế giới nói chung, cũng như hoạt động xuất khẩu cao su nói riêng.Các cơn mưa trái mùa tại Thái Lan và Việt Nam đã làm cho hiện tượng rụng lá sinh lý ở cây cao su năm nay đến sớm hơn. Điều này có thể làm giảm sản lượng rất nhanh trong thời gian tới.
Theo ông Trần Thanh Phụng – Phó Tổng Giám đốc VRG, trong năm 2021, diễn biến thị trường giá cao su không theo một xu hướng nhất định.Giá cả thị trường cao su trong năm qua đã tạo thành những đợt sóng khá lớn. Ví dụ như giá cao su đã giảm sâu và kéo dài trong các tháng 9 và 10/2021.Tuy nhiên, nhìn chung, thị trường cao su trong năm 2021 xét riêng về giá cả trung bình cả năm đã tăng khoảng 27% so với năm 2020.
Nhận định thị trường cao su năm 2022, ông Phụng cho biết, nếu chỉ dựa trên 2 yếu tố cơ bản là: cung cầu và giá dầu thì cả 2 yếu tố này sẽ hỗ trợ tốt cho giá cao su trong năm 2022 và những năm tiếp theo.Dẫn lại phân tích của ANRPC, ông Phụng cho biết, thị trường CSTN thế giới đang ở ngưỡng thâm hụt trong một thời gian dài. Ngưỡng thâm hụt này có thể kéo dài đến năm 2031, do khoảng cách cung cầu ngày càng lớn. Đây chắc chắn là một tin tốt cho những người trồng cao su.Đồng thời, giá dầu sẽ còn tiếp tục hỗ trợ giá cao su trong năm 2022.Ở chiều ngược lại, xu hướng mạnh lên của đồng USD cũng có thể gây ra hạn chế nhất định đến giá cao su. Ngoài ra, diễn biến dịch bệnh toàn cầu vẫn là điều còn quan ngại và không thể dự báo được.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>