Tin tức >> Tin cao su trong nước

Thoát nghèo nhờ cây cà tím và cao su

21/08/2017

 Được Đảng, Nhà nước cấp đất sản xuất, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đã thay đổi cách nghĩ, không ỷ lại để vươn lên làm giàu từ nhiều loại cây khác nhau.


 Tiêu biểu như chị H’Rin Ksor ở phường Tân An (TP. Buôn Ma Thuột). Trước đây, trên mảnh đất nhà mình, chị H’Rin Ksor chủ yếu trồng bắp, sắn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Để tìm hướng đi mới cho việc làm giàu của gia đình, chị đã tìm đến với cây cà tím Nhật Bản và bước đầu mang lại thành công. Chị H’Rin cho biết: “Ban đầu không muốn chuyển đổi cây trồng nhưng sau này nghe cán bộ nên chúng tôi chuyển đổi sang trồng cây ngắn ngày trong đó có cà tím. Với người đồng bào Kinh, làm cây ngắn ngày không có gì khó khăn nhưng với đồng bào dân tộc thì mới mẻ. Hiệu quả kinh tế so với trồng cây cà phê, cà tím Nhật Bản ngắn ngày hơn.

Cây cà tím giúp nhiều người thoát nghèo
Chỉ sau 25 ngày trồng, vườn cà bắt đầu ra hoa và 40 ngày thì cho thu hoạch. Cà tím Nhật Bản nếu được chăm sóc tốt, thời gian cho thu hoạch đến 6 tháng, sản lượng lên đến 50 tấn/ha. Với giá bán hiện nay 15.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, mỗi ha có thể lãi 160 triệu đồng.
Cũng giống như chị H’Rin KSor, anh Y Zắk Ayun ở huyện Cư M’Gar cũng nhanh chóng làm giàu nhờ thay đổi cách nghĩ. Anh Ayun cho biết: Sau khi rời quân ngũ, vợ chồng anh lập nghiệp rất khó khăn do không áp dụng được khoa học kỹ thuật cũng như chưa tìm được hướng làm ăn mới. Thế rồi, sau nhiều đêm suy đi tính lại, hai vợ chồng bắt đầu gây dựng cơ nghiệp với quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất vùng sâu, vùng xa này. Từ đó, ngoài việc gieo lúa, trồng ngô, vợ chồng anh khai hoang mở rộng diện tích. Thời điểm đó, Lâm trường Buôn Wing có chủ trương phát triển cao su đại điền, kể cả cao su liên kết với các hộ gia đình. Trong vùng ai ai cũng ngại, nhưng Y Zắk Ayun thì xung phong đưa 10 ha đất vào liên kết với lâm trường để trồng cao su. Vì vậy gia đình anh được lâm trường hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ, cây giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... trong suốt chu kỳ kiến thiết cơ bản. Sau gần 6 năm, vườn cao su mới đưa vào kinh doanh khai thác mủ và được trừ dần tiền đầu tư ban đầu của doanh nghiệp, sản lượng mủ còn lại được mua theo giá thị trường.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>