Tin tức >> Tin cao su trong nước

Giới thiệu quy trình kỹ thuật điều chỉnh bổ sung 2017

05/09/2017

Ngày 25/7/2017, HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) ban hành “Quy trình kỹ thuật điều chỉnh bổ sung 2017”, là quy trình bổ sung cho “Quy trình kỹ thuật cây cao su” được VRG ban hành năm 2012 (QTKT – 2012) và “Quy trình phát triển cao su vùng ảnh hưởng gió bão khu vực Duyên hải miền Trung” được VRG ban hành năm 2013 và Quy trình kỹ thuật điều chỉnh bổ sung năm 2014” (QTKT – 2014). Tạp chí CSVN trích giới thiệu một số điều chỉnh, bổ sung quan trọng trong quy trình.


Làm cỏ trên bồn và trên hàng cao su (bổ sung điều 85 QTKT 2012, điều 5 QTKT 2014)

Quy định chung làm cỏ hàng và cỏ trên bồn phải bảo đảm mục tiêu giảm thiểu rủi ro cháy vườn cây trong mùa khô và cạnh tranh dinh dưỡng, nước của cỏ dại với cao su. Yêu cầu làm sạch cỏ trên bồn (hoặc hố trồng) quanh gốc cao su (đặc biệt là năm thứ 1, năm thứ 2 cũng như trước và sau khi bón phân) không để cỏ dại, dây leo mọc phủ lên cây cao su. Trong quá trình xử lý cỏ phải lưu ý hạn chế tối đa xói mòn rửa trôi đối với đất dốc.

Cách làm: Năm trồng mới thứ 1: Làm cỏ bồn (hoặc hố trồng), làm sạch cỏ quanh gốc cao su bán kính 0,8m. Năm thứ 2: Làm sạch cỏ quanh gốc cao su bán kính 1m. Năm thứ 3 đến hết thời kỳ KTCB: Quản lý cỏ trên hàng, từ gốc cao su ra mỗi bên 1,5m.

Phương thức làm cỏ: Năm trồng mới và năm thứ 2 của vùng trồng vụ thu làm bằng thủ công. Năm thứ 2 trở đi có thể làm thủ công, cơ giới hoặc hóa chất tùy theo điều kiện. Số lần làm cỏ trên hàng theo bảng sau:


Lưu ý: Trong năm trồng mới, đối với đất dốc bình quân ≥10º phải làm cỏ theo bồn để chống xói mòn rửa trôi đất. Đối với vùng đất trũng hoặc đất có tính chất rừng khộp làm cỏ kết hợp với vun gốc cao hơn mặt đất tự nhiên ít nhất 10cm để hạn chế úng cục bộ trong mùa mưa. Số lần làm cỏ trên hàng, ở một số diện tích cụ thể, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn mức tối đa quy định trên, công ty tự điều tiết trong giai đoạn KTCB, đảm bảo không vượt suất đầu tư quy định cho từng khu vực.

Quản lý cỏ giữa hàng, cỏ luồng (bổ sung điều 86 QTKT – 2012, điều 6 QTKT – 2014)

Quản lý làm cỏ trong các năm đầu khi vườn cây chưa giao tán, giảm dần việc làm cỏ hoặc ngưng làm cỏ khi vườn cây giao tán, theo các mục tiêu và yêu cầu sau: Không để cao su bị cạnh tranh, sử dụng phân bón được hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cháy vườn cây trong mùa khô. Yêu cầu làm đúng thời điểm và chú ý đến các tác động xấu như rửa trôi, xói mòn, bốc thoát hơi nước, cơ giới làm đứt rễ cao su. Đối với vườn cây KTCB chưa khép tán và không trồng xen, khuyến khích duy trì có kiểm soát thảm thực vật tự nhiên cao 15 – 20 cm giữa hàng (ngoại trừ cỏ tranh, le, lau lách và tre nứa).

S ln làm c lung:


Ghi chú: Năm thứ 6 khu vực Đông Nam Bộ làm 1 cỏ luồng kết hợp cỏ hàng. Đối với diện tích có trồng xen, các năm trồng xen không làm cỏ luồng, các năm còn lại khi hết thời gian trồng xen số lần làm cỏ tính theo bảng trên.

Tùy hiện trạng vườn cây mà công ty chủ động xây dựng biện pháp kiểm soát cỏ dại cũng như số lần làm cỏ phù hợp. Có thể áp dụng các biện pháp cơ giới, hóa chất hoặc kết hợp cả hai để quản lý cỏ giữa hàng, riêng các loại cỏ như tranh, le, lau lách, sử dụng hóa chất để triệt. Số lần xử lý có thể ít hơn hoặc nhiều hơn mức tối đa quy định, công ty tự điều tiết cho các diện tích cùng năm trồng hoặc các năm trồng khác nhau trên vườn cây.

T.S, nguồn: http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/ky-thuat-cao-su/gioi-thieu-quy-trinh-ky-thuat-dieu-chinh-bo-sung-2017.html, ngày 26/8/2017 (TD trích dẫn)



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>