Tin tức >> Tin cao su ngoài nước

Ngành cao su thiên nhiên của Malaysia có thể hưởng lợi nhờ đồng Ringgit yếu hơn trong năm 2019

26/04/2019

 Các nhà phân tích nghiên cứu ngành cao su thiên nhiên (CSTN) của Malaysia hy vọng các nhà sản xuất găng tay cao su của nước này sẽ tăng nguồn cung lên 15%, mặc dù nhu cầu toàn cầu hàng năm tăng 8 đến 10%.


 Bốn nhà sản xuất găng tay hàng đầu tại Malaysia sẽ tăng 15% công suất trong năm nay – chủ yếu là công suất găng tay nitrile. Các nhà phân tích dự kiến ​​năm nay ước tính sẽ có thêm khoảng 20 tỷ chiếc găng tay, so với 10,7 tỷ chiếc trong năm 2018.

Đồng Ringgit dự kiến ​​sẽ yếu hơn vào năm 2019, điều này là dấu hiệu tốt cho ngành cao su và găng tay cao su của Malaysia trong việc duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí so với các đối thủ trong khu vực. Ước tính trong năm nay trong tỷ giá đồng USD và Ringgit vào khoảng 4,1 – 4,3, công ty Top Glove dự kiến ​​sẽ tận dụng tối đa lợi thế của đồng Ringgit yếu hơn so với đồng USD.
Bắt đầu từ tháng 01/2019, mức lương tối thiểu theo luật định của Malaysia đã tăng từ 1.000 Ringgit (243,6 USD) lên 1.100 Ringgit (268,1 USD). Việc tăng chi phí sẽ được chuyển cho khách hàng. Các nhà phân tích dự đoán sự biến động của CSTN trong năm nay sẽ song song với biến động giá ethylene – nguyên liệu chính ở châu Á. Dự báo giá CSTN ở mức 4 – 5 Ringgit (0,98 – 1,23 USD)/kg vào năm 2019, so với mức trung bình năm 2018 là 4,29 Ringgit (1,05 USD)/kg, giả sử không có sự gián đoạn nguồn cung. Giá CSTN thấp hơn dự kiến ​​chủ yếu mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất găng tay, Top Glove và Supermax, với danh mục sản phẩm từ CSTN.
Nghiên cứu của Ngân hàng Đầu tư Hong Leong rất lạc quan về Công ty Top Glove do sản phẩm cân bằng giữa hỗn hợp cao su nitrile với CSTN: 47%:53%, so với các công ty khác thiên về nitrile hơn như Kossan Rubber Industries Bhd (77%) và Hartalega Holdings Bhd (hơn 95%). Tỷ suất lợi nhuận gộp của CSTN là từ 20% đến 21%, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp nitrile là khoảng 18%.
Văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam biên dịch (Hiền Bùi), nguồn: “Malaysia's NR Sector could benefit from weaker Ringgit in '19”, Indian/International Rubber Journal, 01-02/2019, 44


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>