Vườn cây bị nhiễm bệnh Pestalotiopsis tại Thái Lan
Căn bệnh này hiện cũng đang ảnh hưởng đến khoảng 382.000 ha đồn điền cao su ở Indonesia, đặc biệt là một phần của Sumatra và Kalimantan, theo International Rubber Consortium (IRCo). Indonesia đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất cao su thiên nhiên trong năm nay do sự bùng phát của bệnh, dự kiến sản lượng sẽ giảm 15%.
Cơ quan Quản lý cao su Thái Lan (Rubber Authority of Thailand, RAOT) thông báo bệnh đã bùng phát ở 3 huyện thuộc Narathiwat, một tỉnh trồng cao su quan trọng ở miền nam Thái Lan.
Cành lá bị nhiễm bệnh Pestalotiopsis
Ông Krissada Sangsing, Giám đốc Viện Nghiên cứu Cao su, cho biết cao su già rất mẫn cảm với bệnh. Vườn cây bị nhiễm bệnh có thể mất đến 90% lá và do đó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất mủ của chúng. Bệnh đã tấn công khoảng 16.000 ha cao su và có nguy cơ làm giảm sản lượng đến 50% ở các khu vực bị ảnh hưởng.
Ông Uthai Sonlucksub, Chủ tịch Hội đồng Cao su thiên nhiên Thái Lan, cho biết nông dân trồng cao su ở miền Nam đang rất lo lắng về việc mất sản lượng trong bối cảnh giá cao su giảm dẫn đến mất thu nhập. Ông nói nó lây lan rất nhanh. Những cái cây đều trơ trụi và không thể khai thác được chút nào.
Hiện Thái Lan đang cố gắng khắc phục và ngăn chặn bệnh lan rộng.