Tin tức

Nghiệm thu đề tài trừ bệnh vàng rụng lá ở cao su

20/07/2020

Chiều ngày 13/7/2020, Hội đồng Khoa học – Công nghệ tỉnh Bình Phước đã tổ chức họp tư vấn đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu sản phẩm vi khuẩn Bacillus spp tự do và nội sinh trong cây cao su từ quy mô EX Vivo đến In Vivo nhằm phòng trừ sinh học bệnh rụng lá cao su Corynesphora tại tỉnh Bình Phước.


Đề tài do nhóm nghiên cứu của trương Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trên cơ sở đặt hàng của UBND tỉnh Bình Phước tiến tới giải quyết có hiệu quả bệnh rụng lá Corynespora trên cây cao su gắn với bảo vệ môi trường thông qua các giải pháp sinh học bền vững.

Đại diện nhóm tác giả trình bày đề tài trước hội đồng khoa học
Đề tài được triển khai thực hiện từ tháng 3/2017 với sự hợp tác của các đơn vị có thế mạnh về nghiên cứu vi sinh của Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là ngăn chặn bệnh rụng lá Corynespora – một loại bệnh nguy hiểm gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất mủ của cây cao su do nấm Corynespora cassiicola gây ra. Đồng thời khắc phục việc sử dụng thuốc hóa học trong chăm sóc cây cao su.
Rụng lá Corynespora được biết đến là bệnh khá phổ biến trên cây cao su, nấm sau khi gây bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng mủ. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã phân lập nấm Corynespora cassiicola trên cây cao su, xác định chủng nấm, phân loại, sàng lọc, tìm ra vi khuẩn đối kháng mạnh. Qua phân lập, thử nghiệm vi khuẩn Bacillus Ssp tự do và nội sinh tại Trạm Thực nghiệm Cao su Lai Khê và đối chứng trên các vườn cao su, chế phẩm này cho thấy khả năng đối kháng mạnh, khống chế được nấm gây bệnh, hạn chế được tình trạng rụng lá trên cây cao su.
Ngoài việc xác định được hoạt chất kháng nấm, phân lập chủng nấm, kết quả quan trọng nhất mà đề tài mang lại chính là việc sản xuất sản phẩm vi sinh và vận dụng vào thực tế góp phần giảm chi phí phòng trị bệnh cũng như đảm bảo sức khỏe người sử dụng và môi trường xung quanh.
Tại cuộc họp, ý kiến phản biện của các nhà khoa học và thành viên Hội đồng cơ bản thống nhất và đánh giá cao kết quả đề tài mang lại. Nội dung nghiên cứu đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng theo đặt hàng của UBND tỉnh.
Hội đồng Khoa học – Công nghệ tỉnh đề nghị nhóm nghiên cứu cần phân tích làm rõ tiêu chuẩn, giá thành chế phẩm, đồng thời sớm tổ chức chuyển giao quy trình sản xuất sản phẩm sinh học vi khuẩn Bacillus Spp để tạo điều kiện cho tỉnh Bình Phước xử lý, phòng trị có hiệu quả nấm Corynespora gây rụng lá trên cây cao su.
Trần Cảnh – Trung Quang, nguồn: https://baobinhphuoc.com.vn/Content/nghiem-thu-de-tai-tru-benh-vang-rung-la-o-cao-su-584019, ngày 13/7/2020 (DB trích dẫn)


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>