Tin tức >> Kinh tế trong nước có liên quan

9 giải pháp về chính sách tài khoá để tái khởi động, phục hồi nền kinh tế

11/05/2020

Sáng ngày 09/5/2020, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp (DN), cộng đồng DN đã gửi tới hàng chục kiến nghị, đề xuất, giải pháp. Một trong những kỳ vọng của DN là Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa những biện pháp tài khoá để cộng đồng DN “cất cánh” sau dịch.


 

VCCI cho rằng việc giãn thời gian nộp thuế quyết định sự "sống còn" của DN (Ảnh: Internet)
Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong quý III có tới 55% DNduy trì quy mô sản xuất, 22% mở rộng và chỉ có 13% không duy trì được. Nhiều DN âm lợi nhuận, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên. Đây là những tín hiệu tích cực của cộng đồng DN.
Giãn thời gian nộp thuế quyết định sự "sống còn" của DN 
Những biện pháp trợ giúp của Chính phủ là vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo cộng đồng DN, thời gian tới, Chính phủ cần bổ sung các giải pháp miễn giảm các sắc thuế, kéo dài thời gian giãn, hoãn nợ thuế…
“Điều quan trọng nhất là cần thúc đẩy thực thi thật nhanh, hiệu quả và các cơ quan chức năng quan tâm đến các chính sách mà Chính phủ đã ban hành”, VCCI nhấn mạnh và đưa ra nhiều giải pháp về chính sách tài khoá để tái khởi động nền kinh tế.
Theo VCCI, quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập DN (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và tiền thuê đất với thời gian tối đa là 5 tháng là chưa đủ, đề nghị kéo dài thời gian gia hạn lên 12 tháng.
Thực tế khảo sát DN cho thấy nếu dịch bệnh kéo dài hơn một năm thì 80% DN phải ngừng sản xuất, kinh doanh, khi đó việc giãn các thời hạn nộp thuế chưa có tác dụng hỗ trợ tích cực cho DN.
Ngoài chính sách giãn thời hạn nộp, nhiều DN cho rằng đây là giải pháp hiệu quả, thiết thực và cấp bách nhất đối với DN hiện nay. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV cho rằng Chính phủ nên cho phép miễn giảm 50% tiền thuê đất, 50% thuế GTGT, 50% thuế TNDN, tăng mức giảm trừ gia cảnh thế thu nhập cá nhân. Thời gian áp dụng đến cuối năm 2020
Xem xét việc giãn thời hạn nộp thuế xuất khẩu đến cuối năm 2020 để tạo điều kiện cho DN có thêm nguồn vốn phục vụ hoạt động xuất khẩu. Xem xét hoàn thuế GTGT cho một số ngành bị ảnh hưởng nặng, trực tiếp bởi dịch Covid-19 như ngành hàng không, du lịch, vận tải...
Riêng đối với chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41/NĐ-CP, các DN đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở các mức độ khác nhau, vì vậy chính sách này nên được áp dụng cho tất cả các DN, kể cả các bệnh viện.
Ngoài ra, Chính phủ chấp thuận cho các DN được giảm 50% tiền thuê đất phải nộp trong 2 năm 2020 và 2021 nhằm hỗ trợ, vực dậy các DN vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Giãn thuế giúp DN không phá sản
Đồng thời với việc cho phép chuyển lỗ cho 5 năm tiếp theo, VCCI đề nghị cho phép khấu trừ các khoản lỗ của năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 vào năm lợi nhuận của năm 2019. Điều này cho phép doanh nghiệp chi trả nộp thuế trong vòng 2 năm 2019 – 2020 và giúp tránh phá sản cho những doanh nghiệp có lợi nhuận trong năm 2019 nhưng lại thua lỗ nhiều trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Hầu hết các kiến nghị gửi đến Thủ tướng đều cho rằng đang tồn tại rất nhiều loại phí, lệ phí, giá liên quan đến hoạt động của DN. Trong đó, hiện nay, nhiều loại phí liên quan đến giao thông như giá BOT, phí cầu đường, bến bãi, phí lưu giữ phương tiện, thuế với nhiên liệu bay, phí giao thông đường bộ thu trên đầu phương tiện, giá dịch vụ hàng không, các loại phí trong đầu tư, xây dựng cơ bản… VCCI kiến nghị Bộ GTVT giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, giảm phí dịch vụ tại cảng để giảm chi phí lưu thông hàng hóa, góp phần hỗ trợ DN.
Việc khống chế trần lãi vay là 30% cũng vẫn gây nhiều khó khăn cho DN. Vì vậy, cộng đồng DN cho rằng chỉ áp trần mức lãi vay đối với DN có giao dịch liên kết mà các giao dịch này không đúng bản chất thị trường, làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước. Còn đối với các DN có giao dịch liên kết nhưng đúng với bản chất thị trường, không làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước thì sẽ không bị áp dụng trần mức lãi vay.
Chính phủ sớm ban hành Nghị định cho thực hiện ngay việc hồi tố với chi phí lãi vay khi tính thuế trong 2 năm 2017 và 2018 và cho phép chuyển tiếp chi phí trong thời hạn 5 năm. Việc hồi tố và cho phép chuyển tiếp có đủ cơ sở pháp lý, bảo đảm lợi ích chính đáng của DN, góp phần củng cố niềm tin của cộng đồng DN vào sự đồng hành chia sẻ của các cơ quan Chính phủ với những khó khăn của DN, giúp DN duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Đối với các DN đã có khoản đóng góp, ủng hộ Chính phủ trong các hoạt động chống dịch Covid-19, các chi phí này nên xem xét được hạch toán vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập DN. Đồng thời, các chi phí phát sinh trong phòng chống dịch cũng cần được khấu trừ khi tính thuế thu nhập DN.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>