Tin tức >> Kinh tế thế giới có liên quan

Ngân hàng Thế giới cho Philippines vay 500 triệu USD ứng phó Covid-19, lo ngại tăng trưởng kinh tế tổng thể của Campuchia

20/04/2020

 Ngày 15/4/2020, Bộ Tài chính Philippines (DOF) thông báo, Ngân hàng Thế giới (WB) đã ký thỏa thuận cho nước này vay 500 triệu USD để giải quyết các yêu cầu tài chính cấp bách nhằm đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.


 WB cho Philippines vay 500 triệu USD ứng phó Covid-19. (Nguồn: AFP)

WB cho Philippines vay 500 triệu USD ứng phó Covid-19. (Nguồn: AFP)
Đây là khoản vay Chính sách Phát triển quản lý rủi ro thứ 3 sau 2 khoản vay trước đó được Philippines và WB ký vào năm 2012 và 2015 nhằm tăng cường năng lực của nước này trong công tác chuẩn bị, ứng phó và phục hồi sau các thảm họa thiên nhiên, bao gồm các trường hợp khẩn cấp y tế như khủng hoảng dịch Covid -19.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Sebastuez cho biết, khoản vay 500 triệu USD này được thiết kế nhằm đẩy nhanh tiến trình giải ngân trước ngày 30/4 để giúp giải quyết các yêu cầu tài chính cấp bách của Chính phủ do những ảnh hưởng mà dịch Covid-19 gây ra, như thúc đẩy công tác viện trợ cho người dân nghèo và những ngành nghề chịu ảnh hưởng nằng nề nhất do dịch bệnh, đồng thời củng cố hệ thống chăm sóc y tế tại nước này.
Ngoài ra, theo WB, khoản vay này sẽ hỗ trợ Chính phủ Philippines triển khai các cải cách chính sách trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai, bao gồm cả việc thực hiện chương trình chuyển tiền mặt khẩn cấp trong thời kỳ khủng hoảng. Khoản vay sẽ được thanh toán trong 29 năm, bao gồm thời gian gia hạn 10 năm rưỡi.
Cùng với gói tài chính này, WB cũng dành riêng một khoản vay trị giá 100 triệu USD cho Philippines nhằm giúp Bộ Y tế nước này mua thiết bị bảo hộ cá nhân cho các nhân viên y tế tuyến đầu, cùng các vật tư xét nghiệm y tế và phòng thí nghiệm, thiết lập các khu vực cách ly, phòng cách ly và các thiết bị thiết yếu khác để chống lại dịch Covid-19.
Khoản vay 100 triệu USD này nằm trong gói hỗ trợ nhanh trị giá 14 tỷ USD mà Hội đồng quản trị WB và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) phê duyệt hồi tháng Ba vừa qua nhằm giúp các công ty và các quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn, ứng phó và kiểm soát sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19.
Trong khi đó, cùng ngày, WB cảnh báo, lĩnh vực xây dựngbất động sản, một trong những trụ cột kinh tế của Campuchia, hiện đang sa sút do khó khăn trên thị trường tài chính và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào đầu tư của Trung Quốc trong xây dựng và bất động sản. Những yếu tố này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tổng thể của nền kinh tế Campuchia bên cạnh các yếu tố khác như dịch Covid-19, khách du lịch giảm mạnh.
WB cho rằng, Campuchia phải thực hiện các biện pháp kinh tế vi mô thận trọng như hạn chế cho vay xây dựng và đầu tư vào bất động sản, thắt chặt tỷ suất vay/giá trị, ngoại trừ những người vay mua nhà lần đầu tiên.
Liên quan tới lĩnh vực dệt may, một trong những động lực tăng trưởng chính của kinh tế Campuchia từ nhiều năm qua, Liên minh Hàng may mặc thương hiệu châu Âu (EBCA) vừa gửi đơn đề nghị Liên minh châu Âu (EU) hoãn rút Thỏa thuận Ưu đãi thương mại tất cả trừ vũ khí (EBA) đối với Campuchia.
Trước đó, ngày 12/02, EC thông báo sẽ rút một phần EBA đối với Campuchia. Quyết định này dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 12/8 tới và những mặt hàng chịu ảnh hưởng sẽ là quần áo, giày dép...trị giá khoảng 1,1 tỷ Euro (gần 1,2 tỷ USD), tương đương 20% kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Campuchia sang thị trường EU.

 



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>