Tin tức >> Kinh tế thế giới có liên quan

Doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh cải tiến công nghệ nhờ sàn giao dịch các-bon

30/08/2021

Mới chỉ đi vào hoạt động hơn 1 tháng qua, nhưng sàn giao dịch các-bon của Trung Quốc, với quy mô lớn nhất thế giới, đã mang đến nhiều tín hiệu khả quan.


Nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường, mô hình sàn giao dịch khí thải các-bon cho phép những doanh nghiệp có công nghệ cao, ít phát thải có thể bán lại hạn ngạch khí thải của mình đang nổi lên tại nhiều quốc gia.

Một công ty con của Tập đoàn Năng lượng mới Lỗ Bắc, tỉnh Sơn Đông đầu tư cải tiến công nghệ để tận dụng phế thải sắt và sunfat từ 1 công ty con khác trong tập đoàn để sản xuất pin lithium ion năng lượng mới. Mức tiêu thụ 20.000 tấn phế thải sắt và sunfat đã đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty khi doanh số bán hàng tăng hơn 108 triệu USD so với cùng kỳ. "Khác với các phương pháp truyền thống, chúng tôi đã vận hành một quy trình mới bao gồm: nghiền, sấy, nung và xay xát khí nén. Với phương pháp này, chúng tôi sản xuất lithium sắt phốt phát nano mà không thải ra chất thải hoặc nước thải", Giám đốc Bộ phận chất lượng sản phẩm Tập đoàn Năng lượng mới Lỗ Bắc (Trung Quốc) Đặng Bảo Vĩ cho biết.
Hơn 1 tháng đưa vào vận hành, sàn giao dịch khí thải
các-bon thu hút gần 2.200 công ty phát điện tham gia,
hơn 7 triệu tấn khí thải được giao dịch. Ảnh minh họa: AP
Trong khi đó, Tập đoàn Gang thép Sơn Đông đang chuẩn bị đầu tư 20 tỷ Nhân dân tệ, hơn 3 tỷ USD, để thực hiện dự án chuyển đổi động năng mới và cũ, tập trung thay thế các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị mới và xanh hơn. "Sau khi hoàn thành dự án chuyển đổi động năng mới và cũ, mức phát thải ô nhiễm trên mỗi tấn thép sẽ được giảm mạnh. Phát thải như các-bon dioxit, nitơ oxit và chất dạng hạt sẽ giảm mạnh từ 54 70%", ông Vương Hứa Cách, Tập đoàn Gang Thép Sơn Đông Trung Quốc, cho hay.
"Chúng tôi sẽ tăng cường các quy định quản lý thị trường, tăng cường quản lý chất lượng về dữ liệu phát thải các-bon, thắt chặt giám sát đối với tất cả các bộ phận của thị trường các-bon quốc gia để ngăn chặn các hành vi thiếu minh bạch trên thị trường", Bộ trưởng Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc Hoàng Nhuận Thu nhận định.
Các chuyên gia đánh giá, sàn giao dịch các-bon ra đời là một bước đi căn cơ để khuyến khích các doanh nghiệp ý thức cao trong đảm bảo hài hòa giữa lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Bởi nếu doanh nghiệp thải nhiều khí thải ra môi trường thì sẽ phải trả phí cao.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>