Tin tức >> Kinh tế thế giới có liên quan

Covid-19 có làm trật bánh nền kinh tế toàn cầu?

23/03/2020

Trung Quốc đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trên thế giới, và hậu quả của cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể trở nên khó khăn và kéo dài.


 

Một tàu chở container đi vào cảng Thanh Đảo ở Trung Quốc, phía Đông tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Getty Images
Trung Quốc: Điểm tựa thương mại toàn cầu?
Sự tăng trưởng kinh tế phi thường của Trung Quốc trong 40 năm qua đã khiến quốc gia này trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, với GDP là 14,6 nghìn tỷ USD (Mỹ là 21 nghìn tỷ USD). Tăng trưởng hàng năm từ 7% trở lên,Trung Quốc vượt quá khả năng của các nền kinh tế phát triển.
Trung Quốc đạt được vị trí này bằng cách thay thế Mỹ trở thành điểm tựa của thương mại toàn cầu. Bắc Kinh là đầu mối buôn bán hàng hóa lớn nhất thế giới và nhanh chóng bắt kịp Mỹ trong các dịch vụ thương mại sau khi tăng trưởng 18% vào năm 2018. Thực tiễn lâu dài về tìm nguồn cung ứng linh kiện và vật dụng từ các công ty Trung Quốc, đất nước rộng lớn và đang phát triển thị trường, đã khuyến khích hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài mở nhà máy của họ tại đây. Trung Quốc cũng là trung tâm của một loạt các chuỗi cung ứng toàn cầu: Phần lớn nguyên liệu thô trên thế giới đến Trung Quốc trước khi biến thành sản phẩm.
Covid-19 ảnh hưởng thế nào?
Các nhà sản xuất xe hơi đang đóng cửa nhà máy, các cửa hàng cà phê không hoạt động, sự tĩnh lặng diễn ra ở hầu hết các bến cảng của Trung Quốc. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động dựa trên các hợp đồng ngắn hạn và chỉ có dự trữ tài chính, đang gặp nhiều rắc rối. Đặc biệt, báo cáo từ các khu vực trên khắp vành đai trung tâm của Trung Quốc cho biết, người chăn nuôi chỉ còn vài ngày nữa là hết thức ăn.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng 6% trong năm ngoái. Theo cơ quan thống kê chính thức của Bắc Kinh, đây là mức thấp nhất trong gần 30 năm và giảm mạnh so với mức 10,2% đạt được trong năm 2010. Có nhiều hy vọng năm 2020 sẽ là giai đoạn phục hồi sau một cuộc chiến thương mại kéo dài trong năm 2019 với Mỹ. Nhưng Covid-19 khiến Trung Quốc không thể đạt được mục tiêu này. Hầu hết các nhà phân tích vẫn dự đoán tăng trưởng trên 5% cho nền kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, Zhang Ming, một quan chức của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với tạp chí Caijing rằng: “Tăng trưởng GDP quý đầu tiên của năm 2020 có thể là khoảng 5% và chúng tôi không thể loại trừ khả năng giảm xuống dưới 5%”. Các nhà đầu tư đều hy vọng về sự phục hồi khi dịch bệnh được ngăn chặn, nhưng điều này cũng có thể dẫn đến sự thất vọng.
Những ngành dễ bị tổn thương
Lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng Covid-19 là ngành công nghiệp du lịch. Các chuyến bay, booking khách sạn bị hủy trên khắp khu vực châu Á, nơi phụ thuộc vào khách du lịch Trung Quốc. Các hãng hàng không đã thu hẹp dịch vụ trở lại: Cathay Pacific đã cắt giảm 1/3 số chuyến bay trong thời gian vừa qua và khuyến khích nhân viên nghỉ phép nhiều tuần không được trả lương.
Tiếp nối ngành du lịch,toàn bộ chuỗi cung ứng ô tô, điện tử, công nghiệp… đang bắt đầu ọp ẹp. Các công ty vận chuyển báo cáo giảm mạnh khối lượng container. Trung Quốc cũng có một thị trường nội địa khổng lồ về bán lẻ thực phẩm và đồ uống. Một chỉ số thực sự gây chấn động, một phần là do Covid-19, là giá cà phê. Chỉ riêng Starbucks đã có 4.000 cửa hàng tại Trung Quốc. Một nửa trong số họ đã bị đóng cửa bởi dịch bệnh.
Những tiền lệ dự báo
Nhiều công ty toàn cầu dựa vào các nhà cung cấp có trụ sở tại Trung Quốc. Ví dụ, 290 nhà cung cấp Apple có trụ sở tại Trung Quốc và quốc gia này chịu trách nhiệm cho 9% sản lượng TV toàn cầu. Theo chỉ số DHL Resilience 360, 50% tổng số sản xuất hàng hóa tại Vũ Hán có liên quan đến ngành công nghiệp ô tô và 25% cho các nguồn cung cấp công nghệ từ khu vực. Giám đốc điều hành ô tô ở châu Âu và Mỹ đang cảnh báo họ chỉ còn vài tuần nữa là thiếu phụ kiện. Trong khi đó, Hyundai đã ngừng hoạt động tại Hàn Quốc vì thiếu các bộ phận sản xuất tại Trung Quốc. Nhà sản xuất gốm và thủy tinh công nghiệp Mỹ Corning đã xây dựng 19 nhà máy trên khắp Trung Quốc đại lục và có hơn 5.000 nhân viên nước này đang gặp khó khăn.
Kinh tế Đông Nam Á cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với Trung Quốc (cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất châu Á năm 1997 - 1998 một phần bị đổ lỗi cho sự mất giá của đồng tiền Trung Quốc). Nhật Bản có thể là một nền kinh tế giàu có hơn, nhưng cũng không tránh khỏi cuộc khủng hoảng. Trung Quốc là một khách hàng lớn về máy móc công nghiệp Nhật Bản, xe hơi, xe tải và hàng tiêu dùng công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, mỗi năm có hàng triệu khách du lịch Trung Quốc đến thăm Nhật Bản. Đất nước mặt trời mọc đã chuẩn bị cho việc hủy bỏ lịch trình của 400.000 người trong quý đầu tiên năm 2020.
Tác động rộng lớn hơn sẽ được cảm nhận nếu thương mại toàn cầu, như dự kiến, bắt đầu chậm lại. Năm ngoái, ngành sản xuất của Anh đã đi vào suy thoái do đối phó với cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đánh vào thương mại toàn cầu. Nó có thể làm trật bánh nền kinh tế Mỹ đủ để ảnh hưởng đến cuộc bầu cử vào mùa thu này. Có nhiều bằng chứng cho thấy tác động của Covid-19 đang ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ.
Các công ty Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận các linh kiện cho hàng hóa sản xuất của họ, khiến ngành sản xuất đang phục hồi trở lại thời kỳ suy thoái kéo dài từ năm ngoái. Việc đóng cửa nhà máy ở các bang trung tâm Ohio và Pennsylvania của Mỹ có thể gây ra vấn đề cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump, nơi phụ thuộc rất nhiều vào việc mang lại việc làm cho các bang này. Nhưng từ nay đến tháng 11 vẫn còn 8 tháng nữa, và thật khó để nói liệu tác động của Covid-19 sẽ kéo dài trong bao lâu.
Điều gì sẽ tác động tổng thể?
Christian Keller, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế tại Barclays (tập đoàn ngân hàng lớn của Anh) cảnh báo, nếu Covid-19 tiếp tục lây lan ra khắp thế giới và hoạt động của Trung Quốc vẫn bị gián đoạn sâu sắc trong nhiều tháng, sự co lại của nền kinh tế toàn cầu là không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi các ngân hàng trung ương có rất ít sự phòng bị hiệu quả cho trường hợp khẩn cấp. Keller cho rằng, một cơ chế phản hồi bất lợi và không gian hạn chế cho phản ứng chính sách có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu tiến tới suy thoái.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>