Tin tức

Cơ hội lớn cho nông sản Việt

05/08/2019

Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) với những ưu đãi về thuế quan sẽ mở ra cơ hội cho nông sản Việt tiếp cận, thâm nhập sâu hơn vào thị trường rộng lớn với 28 quốc gia thành viên EU. Nhưng đây cũng là một thị trường chất lượng cao, nếu nông sản Việt không qua được cánh cửa tiêu chuẩn thì cơ hội đó sẽ sớm tuột khỏi tầm tay.


 Description: Bộ trưởng Bộ Công ThÆ°Æ¡ng Trần Tuấn Anh cùng Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, ThÆ°Æ¡ng mại và doanh nghiệp Romania, Đại diện Hội đồng EU Stefan-Radu Oprea và bà Cecilia Malmstrom, Cao ủy ThÆ°Æ¡ng mại EU, ký Hiệp định ThÆ°Æ¡ng mại tá»± do Việt Nam - EU (EVFTA)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và doanh nghiệp Romania, Đại diện Hội đồng EU Stefan-Radu Oprea và bà Cecilia Malmstrom, Cao ủy Thương mại EU, ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)
Cú hích lớn cho nông sản Việt
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) giữa Việt Nam (VN) và EU đạt 55,77 tỷ USD, trong đó kim ngạch XK đạt 41,88 tỷ USD, tăng 9,42%; còn kim ngạch nhập khẩu đạt 13,89 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2017. Như vậy, trong quan hệ thương mại với EU, VN luôn có mức thặng dư lên đến gần 28 tỷ USD. Riêng mặt hàng nông sản, năm 2018 chỉ đạt kim ngạch XK 2,73 tỷ USD, giảm 7,3% so với năm 2017. Tuy nhiên, kim ngạch XK nông sản sang EU chiếm đến 15,3% tổng kim ngạch XK mặt hàng này của VN. Hiệp định EVFTA được ký ngày 30/6/2019 được cho là cú hích rất lớn cho XK VN, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản của VN vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch XK của VN sang EU. Đây đều là ngành mũi nhọn của ta như nông sản: gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản… đều hưởng ưu đãi từ năm đầu; tiếp đó dệt may, da giày, đồ gỗ… sẽ được nhiều ưu đãi các năm tới.
Là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm tiêu, thứ hai về cà phê, thứ ba về gạo và cao su, thứ tư về thủy sản, thứ năm về sản phẩm gỗ…, việc Hiệp định EVFTA được ký kết sẽ có lợi thế rất lớn đến phát triển ngành nông nghiệp.
Description: Nông sản Việt có nhiều cơ hội vào thị trường EU.
Nông sản Việt có nhiều cơ hội vào thị trường EU
Nông sản Việt phải “nâng cấp” mình
Phát biểu tại Hội nghị Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 26/6/2019, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Không có ngành hàng nào chỉ toàn lợi thế và ngành hàng nào chỉ toàn bất lợi. Nếu khai thác tốt thế mạnh, làm ra sản phẩm chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn thì không sợ không có thị trường”.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, với Hiệp định EVFTA, VN sẽ cắt giảm 24% số dòng thuế nông sản cam kết về 0% ngay năm đầu và cắt giảm 99% dòng thuế sau 10 năm. Các nước EU cũng cắt giảm thuế các mặt hàng gạo về 0% sau từ 3 – 7 năm; rau quả có 520/556 dòng thuế về 0%, rau quả chế biến cũng có 85,6% dòng thuế về 0%; hạt điều hưởng thuế 0%; cà phê, hạt tiêu 93% dòng thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực…
Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) Trần Công Thắng đánh giá, nông nghiệp VN có nhiều cơ hội với các ngành hàng là trái cây, thủy sản, lâm nghiệp…với các sản phẩm có lợi thế như tiêu, điều, cà phê…
Bên cạnh những cơ hội lớn mà EVFTA mang lại, theo ông Đỗ Hà Nam – Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, những thách thức mà các doanh nghiệp (DN) Việt nói chung và ngành cà phê nói riêng phải đối mặt cũng không hề nhỏ, nhất là trong vấn đề nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm. “Chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về rào cản kỹ thuật cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cam kết trong các FTA nói chung và EVFTA nói riêng”, ông Đỗ Hà Nam nhìn nhận.
Ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho rằng EVFTA có thể coi như là một công cụ quan trọng để nâng cao thương hiệu cho đồ gỗ Việt. Để tận dụng tốt cơ hội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam lưu ý các DN gỗ VN tập trung nguồn lực để đổi mới công nghệ, đặc biệt có kế hoạch cụ thể để triển khai khâu thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ VN.
Để tận dụng tối đa cơ hội mà EVFTA mang lại, theo các chuyên gia kinh tế, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh khâu chế biến sâu; nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Cụ thể là chú trọng đẩy mạnh thâm canh cây trồng theo hướng ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi, nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; áp dụng khoa học công nghệ… Đặc biệt là việc xây dựng các chuỗi giá trị trong sản xuất có sự tham gia của DN với mục tiêu sản phẩm làm ra an toàn; có sự phối hợp và kết nối chặt chẽ giữa các DN trong nước với nhau và giữa DN trong nước với các nhà phân phối tại EU, từ đó làm gia tăng giá trị XK.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho rằng, ngoài việc đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc hàng hóa, VN cũng sẽ phải bảo đảm tuân thủ các quy định khác về sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, vấn đề lao động, bình đẳng giới, kiểm soát gian lận thương mại…
“Các ngành hàng cần tiếp tục tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm; tổ chức lại các Hiệp hội, ngành hàng để có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà XK, liên kết chuỗi giá trị sản xuất giữa người sản xuất và doanh nghiệp”, ông Trần Công Thắng đề xuất.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>