Tin tức

Cao su Phước Hòa – Thay đổi để vượt qua rủi ro chu kỳ

05/06/2017

 Chuyển đổi một phần diện tích đất nông trường cao su sang đất khu công nghiệp có thể giúp Công ty CP Cao su Phước Hòa tránh được rủi ro mang tính chu kỳ của ngành trồng, khai thác và chế biến các sản phẩm từ cây cao su, duy trì phát triển bền vững. 


 

Biến động giá mủ cao su ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh
Công ty CP Cao su Phước Hòa (mã chứng khoán: PHR) tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, được thành lập vào năm 1993, được cổ phần hóa và chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần từ năm 2008 với vốn điều lệ ban đầu 813 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính tập trung vào trồng trọt, trồng cây cao su; buôn bán mủ cao su; buôn bán gỗ cao su; chế biến cao su….; và kinh doanh bất động sản khu công nghiệp.
PHR sở hữu vườn cây cao su khoảng 17.000 ha trong nước và hơn 9.000 ha tại Campuchia, năng suất vườn cây bình quân năm 2016 đạt 2,02 tấn/ha và là năm thứ 13 liên tiếp PHR đạt năng suất trên 2 tấn/ha.
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2016 đạt 3.860 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với thời điểm cuối năm 2008 (đạt 1.824 tỷ đồng). Dự trữ tiền luôn ở mức cao, bình quân hơn 20% tổng tài sản; vay nợ ngân hàng thấp dưới 10% tổng tài sản (trước năm 2012), khoảng 20% tổng tài sản (sau năm 2012).
Năm 2011, hoạt động kinh doanh của PHR đạt đỉnh ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của PHR bắt đầu sụt giảm kể từ năm 2012 khi cao su thiên nhiên bước vào chu kỳ giảm giá. Năm 2015, hoạt động kinh doanh của PHR sụt giảm mạnh, thấp nhất trong vòng 10 năm thống kê, đạt mức 242 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.
Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính
Năm 2016, nhờ thanh lý cao su, nhận tiền đền bù khu công nghiệp (PHR đã nhận 106 tỷ đồng tiền đền bù giải phóng bàn giao mặt bằng tại nông trường Hưng Hòa, huyện Bến Cát, Bình Dương cho Công ty CP KCN Tân Bình) và đóng góp lợi nhuận từ mảng kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, kết quả kinh doanh của PHR khả quan hơn năm 2015, đạt mức lợi nhuận trước thuế 260 tỷ đồng, tăng 7%.
Thay đổi để tránh rủi ro mang tính chu kỳ
Trong gần 25 năm hoạt động, đóng góp chính vào hoạt động kinh doanh của PHR là từ khai thác, kinh doanh, chế biến mủ cao su và thanh lý vườn cây cao su khi đến tuổi. Vì vậy, hoạt động kinh doanh của PHR không tránh khỏi các rủi ro mang tính chu kỳ của cây cao su mang lại: thiên tai, hạn hán và cung cầu trên thị trường, giá dầu thô do mối tương quan giữa cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
PHR đã đầu tư vào khu công nghiệp Nam Tân Uyên từ trước cổ phần hóa. Năm 2016, KCN Nam Tân Uyên năm 2016 hợp nhất vào kết quả kinh doanh của PHR lên đến hơn 41,5 tỷ đồng lợi nhuận, trong đó có cổ tức 17 tỷ đồng. Được biết, KCN Nam Tân Uyên đã mang về cổ tức cho PHR khoảng 22%/năm cho giai đoạn 2009 – 2011 và 15%/năm cho giai đoạn 2012 – 2015.
Không chỉ có KCN Nam Tân Uyên, PHR đã đầu tư vào KCN Tân Bình (Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) với tỷ lệ vốn góp 80%, khi chuyển đổi một phần diện tích đất nông trường cao su Hưng Hòa. Hiện giá cho thuê tại KCN Tân Bình đang dao động từ 48 – 50 USD/m2 và xu hướng sẽ tăng dần lên. PHR có chủ trương đầu tư KCN Tân Bình mở rộng theo hình thức cuốn chiếu.
Nguồn: Tổng hợp số liệu trình bày tại Báo cáo thường niên PHR
Được biết, đến hết tháng 3/2017, Khu công nghiệp Tân Bình đã cho thuê 123,25 ha (tỷ lệ 50,45% diện tích thương phẩm), trong đó 3 tháng đầu năm 2017 cho thuê được 12,25 ha.


Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>