Tin tức

Các đơn vị Tây Nguyên: Khó cơ giới hóa đại trà do địa hình đồi dốc

24/07/2017

Theo lãnh đạo các đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên, việc áp dụng cơ giới hóa vào vườn cây để giảm suất đầu tư và tăng năng suất lao động là cần thiết. Tuy nhiên, do địa hình đồi dốc nên việc đưa máy móc vào vườn cây có phần hạn chế.



Đưa máy móc phục vục khai hoang tại Công ty CP Cao su Sa Thầy

Theo ông Ngô Văn Mân – Phó Tổng Giám đốc (TGĐ) Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, năm nay Công ty tái canh (TC) 504 ha, trong đó riêng mô hình công nhân TC lên đến 438 ha, việc áp dụng cơ giới hóa vào công tác TC trên địa bàn Tây Nguyên tương đối khó khăn do địa hình đồi dốc, diện tích manh mún, lô cao su nhỏ và ngắn. Do vậy, chủ yếu sử dụng máy khoan hố, phần còn lại đều làm thủ công.

Còn ông Võ Minh Sơn – Trưởng phòng Nông nghiệp Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông cho rằng, sử dụng cơ giới hóa chủ yếu khi thanh lý cao su như cưa cắt, đào gốc, cày xới, móc rễ… Đối với công tác TC cũng chỉ dùng máy để khoan hố và dùng xe vận chuyển vật tư, phân bón…

Tương tự, theo ý kiến bà Trần Thị Thanh Mai – Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo thì trên địa bàn Tây Nguyên chủ yếu trồng cao su ở những nơi đồi dốc, diện tích bằng phẳng không nhiều, nên việc đưa máy móc vào không hề dễ dàng. Năm nay, Công ty TC trên 100 ha, chủ yếu ở vùng quanh thị trấn gần với Công ty, những diện tích này người công nhân đều đăng ký trồng xen canh, nên họ đưa máy vào cày toàn diện tích.

Văn Vĩnh, nguồn: http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/ky-thuat-cao-su/cac-don-vi-tay-nguyen-kho-co-gioi-hoa-dai-tra-do-dia-hinh-doi-doc.html, ngày 17/7/2017 (CN trích dẫn)

 



Quay về

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Xem tất cả >>